Truyện dài của Lu Hà phần 3
Có thể mẹ cũng nghe người ta kể Đức ve là một tay anh chị
khét tiếng ở phố Khâm Thiên, nhiều lần đánh nhau cả với công an, đã từng phạm
án về tội ăn cắp, đột vòm một nhà giàu có. Thằng bạn cùng đi lính một đợt với
tôi, khi về phục viên bán nước ở bên vỉa hè kể chuyện: Võ nghệ đại ca Đức rất
cao cường, có lần ở trong trại lao động cải tạo mổ bò, người ta định dùng búa
đánh vào đầu con bò, nhưng đại ca nhảy lên chỉ 3 quả đấm thôi sơn, con bò đã
ngã lăn xuống giãy đành đạch. Tôi hay theo Đức tranh thủ đi làm thêm như phụ thợ
xây thợ lợp ngói mái nhà, còn ăn cắp tôi chưa từng thấy. Đức chỉ bảo tôi từng
thế trung bình tấn, tập múa hoa quyền v.v…Đức bảo với thằng G bán nước: Chuyến
này thằng Hà sắp đi học nghề ở Đức nên tao truyền vội cho nó những thế võ cấp tốc…Biết
để mà rèn luyện cơ thể cường tráng mà còn để phòng thân. Năm 1976 là một năm có
thể rất đặc biệt đối với tôi: Một là tôi đi học đại học, hai là tôi theo ngành
công an, ba là tôi theo Đức ve trong một băng anh chị đất Hà Thành, nếu chả may
vận đen xui xẻo, đại học sàm xí đú không và nghề công an chó săn cho cách mạnh
cũng không, tôi là quả chanh bị vắt bỏ vỏ tí nữa mất mạng ở nam Lào. Người ta đã
đẩy tôi vào bước đường cùng. Cả ba con đường đó, bây giờ ngồi nghĩ lại tôi thấy
vẫn không ổn và không có tương lai. Một tương lai mờ mịt meó mó trong một cỗ
máy nghiền tôi sẽ không bao giờ trở thành văn nhân thi sĩ, có tâm hồn bao la
khoáng đạt, một tình yêu thương tha nhân như ngày nay.
Cuộc đời này thật là kỳ bí, trong rủi có may, trong phúc
có họa. Có những điều ta tưởng là họa, là bất hạnh có khi lại là phúc là một sự
may mắn. Thôi cứ thuận theo tự nhiên mà để cho dòng đời trôi nổi đong đưa. Gọi
là bèo dạt mây trôi, tùy cơ mà ứng biến. Không phải dễ dàng tôi được chọn làm
đoàn phó phụ trách về tài chính, nắm giữ toàn sinh mạng cho cả một đoàn học
sinh đi học nghề. Ngày đó chưa có lao động hợp tác, hay xuất khẩu lao động, xuất
khẩu lao nô, ô sin mà chỉ có sinh viên đại học hay công nhân kỹ thuật gọi chung
là lưu học sinh. Chúng tôi nhận com lê, cà vạt, giày da của tổng cục, họ dặn chỉ
cho mượn thôi, khi về nước bộ com lê phải mang trả lại. Trong một cuộc họp mặt trước
khi lên đường có một nhân viên sứ quán đến nói chuyện, phổ biến kinh nghiệm: Các
cháu sang bên đó không được yêu đương bừa bãi, phải tuân thủ pháp luật của nước
sở tại, cấm không được dùng bánh mì ăn sáng để chùi mép vân vân và vân vân… Giờ
giải lao chúng nó ra ngoài hút thuốc, mấy đứa gửi tôi coi giữ đồ vặt, vở viết,
vì tôi còn ngồi lại hý hoáy ghi chép những nội quy ghi chép trên bảng vào một
quyển vở. Tôi lại mang theo một cái cặp da cán bộ của bố tôi, trông cũng rất
oách. Có một ông già ở tổng cục lao động đào tạo bí mật ngồi đó quan sát và ông
đã chọn tôi làm đoàn phó. Vì ông thấy tôi rất điềm tĩnh chu đáo cẩn thận, vẻ mặt
lại chân chất thần thái uy nghi. Ông căn dặn khi tôi, trên đường đi phải mất gần
một tháng trời, phải nhắc nhở các đoàn viên khi lên các chuyến xe đường sắt của
Tàu phải nên giữ mồm giữ miệng, hiện nay đồng chí Đặng Tiểu Bình thường hay kêu
ca phàn nàn về đảng và nhà nước ta. Ngày xưa trung ương cứ lầm tưởng là một đồng
chí tốt. Có rất nhiều người Tàu biết tiếng Việt của ta, nhưng họ giả vờ như
không biết để nghe ngóng. Khi đi qua Bắc Kinh phải hết sức thận trọng.
Lớp học nghề hóa chất dẻo của tôi có 10 đứa con trai, đều
là con ông cháu cha những cán bộ chủ chốt của thành phố Hà Nội. Tôi chẳng phải
con ông cháu cha gì ghê gớm cũng may mắn lọt vào và được giao trọng trách nắm
giữ quân số cả đoàn 30 người. Chúng tôi
lên tàu vào một buổi buổi sáng tháng tư, trời nóng nực khi sang tới Bằng Tường
thì lạ thay, khí hậu thay đổi đột ngột, trời mưa lớt phớt có những bông tuyết
bay. Lần đầu tiên tôi được nhìn thấy tuyết, thú vị vô cùng. Sau đó chuyển sang
tàu lớn hơn có giường nằm tầng trên tầng dưới. May quá tôi còn nhớ được mấy câu
tiếng tàu, nên có thể tậm toạng đặt thực đơn cho mọi người ăn, tôi sợ tiêu hết
tiền nên chỉ chọn những món ăn vừa phải không đắt không rẻ. Bây giờ nghĩ lại mới
thấy mình ngu quá: Sao không đặt những món ăn thật ngon cho mọi người ăn sướng
miệng, tiết kiệm làm gì? Cuối cùng số tiền thừa tôi vẫn phải mang nộp lên đại sứ
quán ở Berlin? Tôi còn cấp phát tiền tiêu vặt cho mọi người khi đi qua các nhà
ga lớn, hay đến Bắc Kinh.
Những người dân lao động Trung Hoa nheo nhóc khổ sở rách rưới
lắm, họ đứng dưới sân ga ngơ ngác nhìn chúng tôi như một đẳng cấp cao quý sang
trọng. Tàu đi suốt đêm suốt ngày chúng tôi mới tới Bắc Kinh có nhân viên sứ
quán ra đón đưa về ngủ một đêm ở đó, bữa cơm ngon tuyệt vời, tim gan lợn, rau cải
luộc chấm nước mắm chanh ớt, rất hợp khẩu vị. Khi đến thăm trung tâm mua bán,
tôi mua một cái khóa để khóa va ly vì trong đó là những tấm sec, tiền mặt hộ
chiếu v. v…Tôi mang cái túi da cán bộ của bố và thủ sẵn một con dao găm để đề
phòng kẻ gian trấn lột. Đến trung tâm tôi thấy một cô bé da đen có thể con gái một ông tổng thống nào đó ở
châu Phi, hay con gái ngài đại sứ da đen diễu cợt một cô gái Việt trong đoàn
tôi trượt chân trên nền nhà láng bóng mát rượi. Làm cho mấy người Tàu phải cười
ồ lên.
24.6.2019 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét