Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 73


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 6” phần 1

“Lòng xao xuyến anh tài nữ sắc
Nổi cờ lên ngơ ngác nhìn nhau
Thẹn thùng kẻ trước người sau
Lần khân chẳng tiện trời mau tối dần…


Kiều vương vấn bần thần lui gót
Nỗi sầu tư thánh thót hiên nhà
Mưa phùn trắng cả ngân ngà
Ngàn sao le lói sa đà áng mây“

Cụ Nguyễn Du là một cao thủ tả tình bằng thơ lục bát. Kiều gặp Kim Trọng đúng là một tiếng sét ái tình. Tôi thì nổi cờ lên ngơ ngác nhìn nhau, cụ Nguyễn Du thì tình trong như đã mặt ngoài còn e. Cái đó thuộc về bản năng sinh lý của con người, trai chưa vợ gái chưa chồng. Cả hai đều dồi dào sinh lực sức khỏe, tràn trề nhựa sống. Kiều và Kim Trọng được nuôi dạy lớn khôn theo khuân mẫu của con nhà nho giáo, nam nữ thụ thụ bất thân, lề thói khe khắt chỉ một cái cầm tay thôi cũng là một vấn đề của xã hội thời bấy giờ theo lễ nghi xưa, ý là nói nam nữ không được trực tiếp trao đồ vật gì đó cho nhau. Ngày nay, không ít người cảm thấy một chuyện lạ không thể tưởng tượng được.

Chuyện kể thời xuân thu chiến quốc Ngũ Tử Tư người nước Sở chạy chốn sang nước Ngô, khi vượt qua sông gặp một người con gái thấy chàng nằm đói lả mà thương cảm, mở bọc lấy ra một nắm cơm đưa cho chàng. Ngũ Tử Tư cám ơn, sau này có cơ hội gặp lại sẽ báo đáp, nhưng khi chàng vừa đi khỏi ngoảnh lại thấy người con gái đó nhảy xuống sông để thủ tiết với chàng, tự coi mình là vợ chưa cưới của Ngũ Tử Tư. Chả thế mà những cái đầu hủ nho họ sôi sục lên khi đọc Truyện Kiều, họ cho Truyện Kiều là một thứ dâm thư độc hại. Hai thái độ đối kháng về Truyện Kiều đã xảy ra kể từ khi tác phẩm ra đời ngót 200 năm nay. Đó là say mê ngưỡng mộ đến cực độ và mạ lỵ chửi bới cũng hết lời. Dưới con mắt của các ông cựu nho như Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng... thì Truyện Kiều chỉ là một dâm thư. Huỳnh Thúc Kháng viết: "Nói cho đúng ra Truyện Kiều chỉ là một dâm thư, rõ ràng không có ích gì mà có hại”.  Ông Huỳnh Thúc Kháng còn làm bài thơ thất ngôn bát cú lăng mạ xỉ nhục cụ Nguyễn Du.
Người Việt chịu ảnh hưởng cái anh Khổng Nho bên Tàu quá nặng giống như người theo đạo Hồi bắt phụ nữ ra đường phải chùm khăn kín mít, chỉ đủ để hai con mắt nhìn thấy đường đi. Một người đàn ông có quyền lấy 10 vợ, càng nhiều càng tốt. Khổng Tử dạy rằng: Tại gia tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử. Trong khi đó họ Khổng lại im de không phăn đối một ông Vua  ngoài hoàng hậu quí phi ra còn có hàng ngàn cung tần cung nữ.Chính vì u mê như vậy dân gian đã có câu:

“Đàn ông chớ kể Phan Trần
 Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều”.

Cụ Nguyễn Du là một nhà tư tưởng tiến bộ kiệt suất vượt trước thời đại cổ hủ lạc hậu triền miên trong lĩnh vực thơ ca văn hóa tinh thần.

“Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê.
Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn”

Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo.
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

Còn tôi may mắn sinh ra vào thế kỷ tự do bình đẳng yêu thương bác ái. Nên tôi tả cuộc hội ngộ của cặp thanh mai trúc mã, uyên ương Thúy Kiều và Kim Trọng. Buổi chiều gặp nhau và khi về nhà Kiều đã tương tư nhớ nhung hình bóng chàng Kim, bâng khuâng ngơ ngẩn bên án thư… Trong khoảng khắc đó thì hồn nàng Đạm Tiên xuất hiện

“Màn đêm xuống hàng cây ẻo lả
Ánh trăng mờ vàng đá phôi phai
Phù du trong cõi trần ai
Âm dương cách trở dấu hài cỏ may

Gặp chi để đắng cay nhân thế
Mối tơ lòng nhập thể vào ta
Dòm song chênh chếch gương nga
Thoắt đâu ẩn hiện ngọc ngà thanh tân

Có một ả pha thân sương tuyết
Nét dịu dàng da diết làm sao
Thướt tha yểu điệu liễu đào
Cúi đầu e lệ dạt dào ghé thăm

Tự giới thiệu tơ tằm ong bướm
Chị em từng thấm đượm hương hoa
Xôn xao anh yến nhạt nhòa
Thuyền quyên diễm lệ đôi tòa thiên hương




Tài Mệnh Tương Đố
“Video 6 phần 2

“Bởi thanh khí trên đường tảo mộ
Tiết thanh minh hội ngộ tìm nhau
Hồng trần son phấn nhạt màu
Bể dâu nếm trải vàng thau tủi hờn

Bao năm tháng cô đơn buồn tẻ
Nhang khói thèm ở mé tây thiên
Đoạn trường trong sổ có tên
Dâng trình hội chủ cùng thuyền ca nhi

Âu cũng bởi chim di xứ lạ
Khách má hồng chung chạ phòng the
Lạc loài chẳng dám nhắn nhe
Còn ai thân thiết bạn bè ỉ ôi

Đời ruồng bỏ buông xuôi kiếp phận
Chị em mình lận đận khổ đau
Tiền Đường ta lại gặp nhau
Giải trừ nghiệp chướng ngày sau đền bù

Nương cửa Phật thâm thù oan ức
Mượn câu thần mười khúc thi ngâm
Khác chi cẩm tú khai tâm
Văn chương đài các xứng tầm nho gia

Treo giải nhất khắc bia để lại
Thiên thu còn dầu dãi mưa sa
Trầm lâm trong cõi người ta
Bờ mê bến giác quan hà bể dâu

Kiều tỉnh giấc đĩa dầu khô cạn
Dòm song thưa ngao ngán xót xa
Dõi trông gà gáy canh ba
Hương tàn đeo đẳng vào ra hãi hùng…!“

Cả đoạn thơ này hoàn toàn viết theo lối tả siêu hình, do trí trưởng tượng mà ra. Hai ả thuyền quyên tài hoa làm thơ xướng họa thật là ăn ý tâm đắc vô cùng. Tôi và cụ Nguyễn Du đã mượn lời nàng Đạm Tiên làm điềm báo trước cho cuộc đời gian truân chìm nổi của nàng Kiều mà gọi là kiếp đoạn trường. Họ cũng nhắn nhủ cho nhau hẹn gặp lại ở sông Tiền Đường. Chỉ là mộng mị thôi mà Kiều cảm thấy  lo ngại khinh hoàng cho tương lai của mình. Câu thơ dễ hiểu không có điển tích lạ, nên tôi kết thúc bài bình giảng .

Đạm Tiên đã coi Kiều là bậc đàn chị trong nghề kỹ nữ ca nhi. Nên gọi là hội chủ, văn chương của Kiều cũng uyên bác hơn Đạm Tiên một bậc.

19.11.2019 Lu Hà








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét