Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 99


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 41“

Cảnh ngộ cuộc đời nàng Kiều thật là chéo ngoe, một người con gái sinh ra trong một gia đình nề nếp bậc trung, con nhà khuê các, có người hầu kẻ hạ, chịu ảnh hưởng truyền thống giáo dục nho gia tứ đức tam tòng công dung ngôn hạnh giành cho người phụ nữ và nhân nghĩa lễ trí tín của người quân tử. Lỡ bước sa cơ mà phải bị đẩy vào kỹ viện học các ngón nghề mồi chài do mụ Tú truyền cho. Gọi là nghề bán trôn nuôi miệng thật là đau lòng cho thân phận hồng nhan bạc mệnh.


“Bao mánh lới chả cheo mèo mỡ
Lường gạt người đào mỏ kiếm ăn
Tỉnh bơ chẳng chút băn khoăn
Bốn mùa thư thả nhọc nhằn với ai?

Chau vẻ nguyệt rồi phai nét ngọc
Nghề nghiệp hay cố học nghe con
Lòng nàng thểu não héo hon
Xót mình khuê các mỏi mòn tuổi xuân

Treo bảng hiệu giai nhân tài tử
Trướng hồng đào rèm phủ phẩm cao
Xe châu ngoài cửa xôn xao
Xa gần nô nức dồi dào yến anh

Sáng Tống Ngọc Tràng Khanh chiều tiễn
Tấm thân vàng dâng hiến tiếc chi
Ngửa lòng mai trúc xầm xì
Cành chim lá gió thầm thì thâu đêm“

Tống Ngọc, người nước Sở đời Xuân Thu. Trường Khanh tức Tư Mã Tương Như, người đời nhà Hán.
 Tống Ngọc có tài văn chương qua các thiên "Chiêu hồn", "Ðại chiêu", "Cửu biện" và nhiều bài phú như "Ðăng đồ tử hiếu sắc phú" , "Cao đường phú"... Chỉ có biết chắc hơn ông là người đẹp trai, lãng mạn, đa tình....
Một lần vua Sở hỏi Tống Ngọc:
- Tiên sinh hẳn có khuyết điểm trong tính hạnh nên trong nước không có mấy người khen. Phải thế chăng?
  Tống Ngọc đáp:
- Trong nước không có ai khen, hạ thần thực rất lấy làm vẻ vang. Khi xưa ở kinh đô, có một nhà ca nhạc trứ danh. Buổi đầu hát khúc "Hạ lý ba nhân", cả thiên hạ đều nức nở khen hay; rồi hát khúc "Dương a hệ lộ" thì người khen còn có vài trăm; lại hát đến khúc "Dương xuân bạch tuyết" thì chỉ còn hơn mười bằng lòng. Vì khúc hát càng cao, người hiểu lại càng ít. Chim phụng giương cánh bay chín tầng mây, dọc ngang trong khoảng mênh mông vô tận; chim én đậu ở hàng rào, không cùng chim phụng biết đất trời là rộng nên chê chim phụng lung lăng. Cá côn sớm dậy ở Côn Lôn, trưa nằm vườn non Kiệt Thạch, tối bơi về biển Mạnh Trư; cá chép ở ao tù, không cùng cá côn biết sông biển là lớn nên chê cá côn hiếu sự. Người ta tư tưởng càng cao, tính hạnh càng quý lại càng ít có người biết đến. Cho nên, lời chê của thiên hạ, hạ thần vui lòng nhận lấy, và lại mong thiên hạ ngày càng chê thêm mãi lên..."

Tư tưởng của Tống Ngọc hợp với suy nghĩ của tôi: Đĩa đào tiên thơm tho thì ruồi nhặng nào dám vo ve bay đến? Nhưng đĩa phân trâu thì ruồi nhặng lăn xả vào đến đậu. Tôi có nghe một câu chuyện khôi hài đăng trên Facebook đại để là:

Một ông làm quan chức to hỏi thuộc hạ cấp dưới của mình qua điện thoại:
A lô cậu đã in tập thơ, tập truyện của tôi chưa, đã đem bán ở các cửa hàng sách chưa?
-Da thưa anh, bán không được ạ, thơ văn anh là một đống giấy vụn, chẳng ma nào thèm mua, chẳng ai thèm đọc.
Ông quan to quát lớn:
-Cậu nói nói láo, thơ văn tôi đăng trên Facebook có hàng trăm hàng ngàn người like. Tôi tin chắc in ra phải bán chạy như tôm tươi mới phải. Chắc cậu sà xẻo ăn quịt tiền của tôi phải không? Hãy liệu thần hồn đừng có dở trò trí trá lươn lẹo với tôi.

Trường Khanh tức Tư Mã Tương Như gảy khúc Phụng cầu hoàng mà chiếm trọn trái tim tâm hồn nàng Trác văn Quân.

 Sáng Tống Ngọc Tràng Khanh chiều tiễn là tôi mượn hai nhân vật này, chủ yếu nói lên sự tiếp khách của Kiều đối với đối tượng hào hoa công tử đại gia. Vì sớm tối, Kiều phải tiếp khách nhưng toàn là khách phong lưu tài tử (như Tống Ngọc, Trường Khanh), chớ không phải khách tầm thường.Và cũng do đó, nhờ Kiều mà thanh lâu của mụ Tú Bà càng nổi tiếng, càng đắt khách

“Trăng thu sáng êm đềm hầu hạ
Cốt làm sao dư dả tiền trao
Mặc người mưa Sở gió gào
Mây Tần vật vã nhụy đào chứa chan“

Mưa Sở tức nhắc đến Sở Tương Vương đi chơi đất Cao Ðường găp thần nữ núi Vu Sơn và suốt đêm truy hoan. Mây Tần chỉ những cuộc mây mưa làm tình như kiểu Tây môn Khánh và phan kim Liên. Trong truyện thủy hử Thi Nại Am có đoạn viết: Cuộc mây mưa giữa Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên vừa xong thì Võ Đại đẩy cửa xông vào, bị trúng ngay hai cú đá song phi vào ngực của Tây Môn Khánh. Võ Đại kêu ối một tiếng ôm ngực lảo ngã vật xuống đất. Mắt Đại hoa lên lờ mờ thấy vợ mình nằm tênh hênh trên giường trắng nõn như con lợn cạo, không một mảnh vải che thân.

Ðối với kẻ sĩ có liêm sỉ ngao ngán cảnh đời,  thích sống cảnh an nhàn dật lạc thì cương quyết và tủi hận:

“Mặc người mưa Sở mây Tần
Riêng mình nào biết có xuân là gì!“

Ðây là những trò mây mưa trăng gió lầu xanh của khách làng chơi nay nay Sở mai Tần qua đường mua vui. Họ không thuỷ chung tình nghĩa chi hết mà bắt buộc thuỷ chung sao được? Nhưng họ sòng phẳng tiền trao cháo múc. Chuẩn bị tiền  trước và trả tiền cho mụ Tú Bà.

 “Yêu phác họa nồng nàn sao xứng
Dạo nguyệt cầm thi hứng tao nhân
Làm cho mê mẩn toàn thân
Nghiền chơi xa nhớ bần thần ngẩn ngơ

Khi chén rượu cuộc cờ vui thú
Giữa nửa đêm trổ nụ xuân cười
Dốc tiền háo hức tham chơi
Ai tri âm đó trọn lời với ai?

Kiều ngao ngán nét ngài ủ rũ
Buối chiều tà chuyện cũ rối bời
Tình quân góc bể chân trời
Cù lao chín chữ lệ rơi đôi hàng“

Tình quân là tôi muốn nhắc nhở đến Kim Trọng, còn cù lao chín chữ là công ơn cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng Kiều từ nhỏ:
Sinh : Cha mẹ đẻ ra. Cúc : Nâng đỡ. Phủ : Vỗ về vuốt ve. Súc : Cho ăn bú mớm. Trưởng: Nuôi dưỡng thể xác. Dục : Giáo dưỡng tinh thần. Cố : Trông xem, nhìn ngắm.  Phục : Quấn quít săn sóc không rời tay. Phúc : bồng bế, gìn giữ, lo cho con đầy đủ, sợ con bị ngã hay ăn hiếp.

“Nhớ lời nguyện bẽ bàng thục nữ
Kim Lang ôi thiếp phụ chàng rồi
Mười hai bến nước nổi trôi
Ngậm ngùi hỏi liễu xa xôi Chương Đài

Cành xuân bẻ trần ai chăng chớ
Xót ngươi cùng cảnh ngộ quan san
Giấc mơ  khắc khoải canh tàn
Đoạn trường trong sổ hồng nhan hãi hùng“

Liễu Chương Đài, Nguyễn Du, đoạn diễn ta nỗi lòng nhớ thương quê hương và tình nhân của nàng Kiều lúc ở lầu xanh, có câu:

“Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
Xa xôi ai có biết tình chăng ai?
Khi về hỏi Liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!“

Chương Đài là tên một con đường ở thành Trường An bên Tàu. "Hỏi Liễu Chương Đài" là hỏi thăm cây liễu ở đường Chương Đài. Đây có nghĩa là hỏi thăm người tình nhân cũ tức là nàng Kiều).
Đời nhà Đường, Hàn Hoành tuổi trẻ nổi tiếng là một người tài danh. Nhà nghèo kiết, lấy một nàng kỵ nữ họ Liễu ở Chương Đài.
Mấy năm sau, quan Tiết độ sứ ở châu Thanh là Hầu Hy Dật mến tài, tâu vua xin Hàn Hoành làm người giúp việc. Bấy giờ, đương lúc nhiễu loạn, Hàn không dám đem Liễu đi theo, để nàng ở lại kinh đô, định chờ dịp tiện sẽ về đón. Nhưng trải qua ba năm trời, Hàn vẫn không về đón được. Nhân lấy vàng đựng vào một cái túi gởi về cho Liễu, kèm theo một bài thơ:
“ Liễu ơi, hỡi Liễu Chương Đài,
  Ngày xưa xanh biếc, hỏi nay có còn?
  Ví tơ buông vẫn xanh rờn,
  Hay vào tay khác, khó còn nguyên xưa!“

2.12.2019 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét