Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 89


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 25“

Sau khi kể hết sự tình với Vân, tinh thần Kiều khủng khoảng bấn loạn cực độ, nàng bị dồn vào cảnh huống gần như điên loạn ở thể tĩnh, nàng mơ thấy suối tiên bồng rồi cảnh ma quái liêu trai chí dị hồn lạc vào miền xa lạ, không biết rõ là đâu? Quê hương nơi chôn nhau cắt rốn trở thành mịt mờ xa cách ngàn trùng thật là rùng rợn.


“Kiều Phẫn uất bơ vơ hồn lạc
Suối tiên bồng quan ải mù sương
Toàn thân bất động canh trường
Liêu trai chí dị cố hương mịt mờ“

Nhà huyên tức là người mẹ cũng là bởi do chữ song đường: xuân đường chỉ cha còn huyên đường chỉ mẹ. Hai thân gọi chung là cha mẹ, phụ thân và mẫu thân.

“Nhà Huyên bỗng sững sờ tỉnh giấc
Thấy cả nhà người gác kẻ coi
Thuốc thang tấp nập tơi bời
Dần dần hồi tỉnh lệ rơi đôi hàng“

Sau một hồi cho uống thuốc an thần các biện pháp khẩn cấp như đánh gió, cạo gió thì Kiều dần dần hồi tỉnh và nàng Vân công khai giải thích căn nguyên rõ ràng vì còn nợ chàng Kim một mối tình…

“Kiều nức nở khóc chàng thảm thiết
Rỉ tai bà rõ thiệt đầu đuôi
Vân đưa thoa ấy tờ bồi
Vì cha nên nỗi đành thôi duyên này

Phận bèo nổi đắng cay kim cải
Kiều dặn dò trả lại tình xưa
Nhờ cha nối chút duyên thừa
Vân Kim gá nghĩa sớm trưa mặn nồng“

Duyên vợ chồng khăng khít với nhau như đá nam châm hút sắt, hổ phách hút hạt cải. Kiều cảm thấy cuộc đời mình bất hạnh đắng cay không có cái duyên này với chàng Kim đành nhờ cậy em Vân và mong được cha mẹ tác thành cho.
Trong tích Quan âm Thị Kính có câu:
“Kể từ kim cải duyên ưa
 Đằng leo cây bách mong chờ về sau”

Nếu được toại nguyện em Vân thành vợ chồng với chàng Kim thì Kiều dù có chết đi xương phơi đồng nội, ở nơi xứ người hoang dã nàng cũng cam lòng

“Dẫu xương cốt ngóng trông đồng nội
Nơi xứ người trăn trối quê nhà
Canh ba khắc lậu tiếng gà
Quản gia thúc giục quan hà dặm băng

Mòn bia đá cung hằng còn đó
Tấc vàng kia máu nhỏ dám sai
Sinh ra trong cõi trần ai
Tình thâm cốt nhục u hoài ngàn thu“

Sau khi trả tiền xong, họ Mã cũng bày trò lễ đón dâu, kiệu hoa pháo nổ, cúng bái tổ tiên như thật

“Kiệu hoa đã âm u ngoài cửa
Áng mây đen khách khứa gì đâu
Đì đoàng pháo nổ sa châu
Sinh ly tử biệt nàng dâu não nùng

Ván đã đóng bão bùng sóng gió
Bước sang ngang huyết nhỏ lệ phai
Tiếc thay liễu thắm trang đài
Buị trần gió cuốn ngày mai thế nào?“

Câu ván đã đóng thuyền là thành ngữ có nghĩa là việc đã xong rồi, không thể trở lại được nữa. Còn đối với người phụ nữ thành ngữ này có nghĩa là người con gái đã lấy chồng, không còn được tự do yêu đương,  không còn thay đổi được nữa.
Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều:
“Bây giờ ván đã đóng thuyền
Đã đành phận bạc khôn đền tình chung”

Sau này Nguyễn Bính có một tình cảm đặc biệt với người chị Dâu của mình tên là chị Trúc. Có phải vì ảnh hưởng của Truyện Kiều không mà nhà thơ sáng tác bài “Lỡ Bước Sang Ngang“, Tôi có cảm giác như Nguyễn Bính cảm xúc mạnh đoạn Thúy Kiều van xin Thúy Vân nối tiếp duyên mình với chàng Kim, nhưng Nguyễn Bính thì chị đi lấy chồng em ở nhà chăm sóc mẹ già. Cũng là phản xạ tình cảm dây chuyền tôi lại viết thành bài thơ song thất lục bát:


Đêm Mưa Nhớ Chị

Miền sơn cước canh khuya nhớ chị
Tủi thân em thui thủi rượu say
Êch ương nức nở đó đây
Chong đèn ngồi dậy đắng cay lệ trào

Chị thương nhớ nghẹn ngào em khóc
Nhớ một người lỡ bước sang sông
Rượu cay  gối đẫm hương nồng
Làm sao ngủ được mênh mông u hoài

Mưa tầm tã đất trời ảm đạm
Lòng em đau khố lắm chị ơi!
Chúng em bận dưới gốc sồi
Kẻ đi miền ngược người nơi cuối trời...

Thân đơn chiếc mồ côi tình ái
Chăn chiếu lià như chị ngày xưa
Ở đây sương gió dư thưà
Lối về thăm thẳm quê nhà nương dâu

Đường sang xóm Trữ La khúc khuyủ
Ba ngày đò một ngưạ mà lo
Thôi đành cứ phải nằm co
Tương tư sầu muộn để cho hết đời

Hôm qua có đò xuôi Hà Nội
Định toan về nghĩ lại rồi thôi
Buồn lòng cho đỡ nguôi ngoai
Trồng cây lê dưới mặc trời đang mưa

Bốn năm nưã chủ nhà hái quả
Người ta còn có nhớ đến em
Mình là khách trọ vài đêm
Nay đây mai đó nỗi niềm sầu mang

Không đãng trí trời quang mây tạnh
Sáng ngày mai nhất định em về
Trập trùng vó ngưạ sơn khê
Đò thuê khăn gói não nề qua sông

Điã dầu cạn khăn hồng đẫm ướt
Thư đã dài gió rét đòi cơn
Ngoài kia mưa chẳng ngừng tuôn
Đêm nay chị chắc cũng buồn như em...?

cảm xúc thơ Nguyễn Bính: Thư Cho Chị
9.10.2012 Lu Hà

Thơ văn là một diễn biến tâm linh dây chuyền từ người nọ sang người kia. Giống như Phật Tổ từng nói: “Ta đã chứng ngộ thành Phật, chúng sinh cũng là Phật sắp thành. Kỳ lạ thay mọi chúng sinh đều mang tâm Phật“. Cái quan trọng là biết xóa màn u minh để đắc đạo chứng quả Phật. Nếu con người ta sống trong một hoang đảo không hề giao tiếp với ai dần dần sẽ thành dã thú và không bao giờ sáng tạo ra thơ văn. Nếu không có mạng Internet như Facebook, Youtube, Google thì rõ ràng con người sẽ bị cô lập như sống trong ốc đảo của nền văn minh tinh thần, thì lấy đâu ra những cảm xúc sáng tạo dồi dào kia chứ?

27.11.2019 Lu Hà







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét