Tài Mệnh Tương Đố
“Video 11“
Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng mình từ lâu đã thầm yêu trộm nhớ
với Thúy Kiều, trọn lòng son sắt yêu nàng, trái tim nàng Kiều đã mềm ra vì những
lời chân thành của Trọng nhưng nàng vẫn khéo léo còn về hỏi ý kiến mẹ cha. Đôi
trai gái đã tự nguyện yêu nhau khác hẳn với giáo lý hồi đó cha mẹ đặt đâu con
ngồi đấy.
“Lòng quân tử sắt son như vậy
Trái tim nàng cũng thấy nẫu ra
Cúi đầu e thẹn thiết tha
Ngây thơ con trẻ mẹ cha chưa tường
Chuyện mai mối tính đường đây đó
Tiểu nữ về thưa rõ hai thân
Liễu bồ nấp bóng lang quân
Phụng hoàng xem đã giai nhân ý đàn“
Phụng hoàng tên một
loài chim quý, con trống là phụng hay phượng con mái là hoàng. Ca dao có câu: “
Cho hay tiên lại tìm tiên, phượng hoàng đâu chịu đứng bên đàn gà “. Còn có tích
hay Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân về khúc đàn phụng cầu hoàng. Con chim đực
tìm con chim cái.
Chuyện nàng về Trác Văn Quân bỏ chốn phòng the, cãi lại
cha, theo chàng Tư Mã Tương Như, đã trở
thành câu chuyện tình sử nổi tiếng.
Tư Mã Tương Như, tự Tràng Khanh, đời Hán, sống ở Thành Đô,
một văn nhân nổi tiếng vể tài làm thỏ và gảy đàn. Tư Mã Tương Như phong lưu
thích tự do lãng tử giao thiệp rộng không vội vàng trong chuyện thành gia đình.
Trác Văn Quân là một trong những tài nữ với nhan sắc chim sa cá lặn và tài năng
văn chương xuất chúng.
Trong một lần ghé đất Lâm Cùng, Tư Mã Tương Như kết giao với
Trác Vương Tôn, một viên ngoại giàu có quí phái. Họ Trác có người con gái là
Trác Văn Quân, rất xinh đẹp và có ứng đối. Tuy nhiên, Văn Quân còn trẻ mà đã sớm
góa bụa.
Biết Văn Quân yêu thích tiếng đàn nhạc, Tương Như mới dùng
tài hoa gảy khúc Phượng cầu hoàng nổi tiếng để làm say lòng mỹ nhân. Cũng vì
nghe khúc nhạc này, Trác Văn Quân quyết tâm bỏ vành khăn tang thờ người chồng
đã chết được nửa năm, đi theo tiếng gọi con tim. Cô quyết cãi lời cha, nguyện
theo Tư Mã Tương Như đến chân trời góc bể.
Mới đầu chỉ có trêu hoa ghẹo nguyệt, nhưng Tư Mã Tương Như lại bị tình
yêu của Văn Quân chinh phục. Hai người bỏ trốn khỏi huyện nhà, tìm đến miền
quê mở quán rượi buôn bán từ bần hàn đến
khá giả
Không lâu sau, Tương Như được Hán Vũ Đế trọng dụng, cho vời
vào triều ban chức tước. Thỏa nguyện khao khát từ khi còn ở làng quê. Tư Mã
Tương Như từng khắc chữ dưới chân cầu gỗ, sau này nếu không có được áo khinh cừu
quyết không quay trở lại cây cầu này nữa. Tương Như vào làm quan to ở đất đô thành. Ban ngày bận rộn,
tối được đám phong lưu công tử hoàng tộc vây quanh không thiếu những giai nhân
tuyệt sắc. Trong khi Văn Quân ngày đêm vò võ mỏi mắt ngóng trông.
Có lần, Văn Quân nhận được bức thư từ chồng, chỉ vẻn vẹn
vài chữ: “Một hai ba bốn năm sáu bảy tám
chín mười trăm ngàn vạn”. Tư Mã Tương Như muốn thử thách người vợ tào khang của mình,
như muốn xem nàng còn xứng với một tài tử bậc nhất chốn kinh thành này hay
không?
Trác Văn Quân đã cầm bút thảo một mạch một bức thư và gửi
ngay tới kinh thành, lời lẽ thật thống thiết lâm ly:
“Sau khi từ biệt, lòng gởi hai nơi
Chỉ hẹn rằng ba bốn tháng
Nào ngờ lại năm sáu năm
Bảy dây trống trải đàn cầm
Tám hàng thư không
thể gởi
Chín mối bội hoàn dang dở
Mười dặm trường đình mỏi mắt ngóng trông,
Trăm tương tư, ngàn dằn vặt, muôn chung nào nỡ oán chàng
Vạn lời ngàn tiếng nói sao đang
Trăm cô liêu tựa mười hiên vắng
Mùng chín tháng chín lên cao trông lẻ nhạn
Tháng tám trung thu tròn trăng chẳng thấy người
Tháng bảy nửa vầng hương cầm đuốc hỏi ông trời
Tháng sáu phục hiên ai ai lay quạt lạnh lòng ai
Tháng năm lửa lựu lập
loè sầm sập mưa dầm hoa tả tơi
Tháng tư tỳ bà lạnh
vắng người toan soi gương tâm ý loạn
Chợt hối hả tháng
ba hoa đào theo nước trôi
Cháng hai gió gảy
tiếng rã rời
Ôi chàng, chàng ơi,
Nguyện cho được sau một kiếp
Chàng thành nhi nữ
để thiếp làm phận trai”
Đọc bức thư chứa những vần thơ theo thể hành thể từ đó. Tư
Mã Tương Như quyết định từ quan, quay về Thành Đô, đoàn tụ cùng vợ. Hai người
chung sống bên nhau đến răng long bạc đầu. Kim Trọng và Thúy Kiều cũng như vậy.
Vì là con gái nên Kiều cố nói lảng nhưng Trọng vẫn nài nỉ đến cung, đến khi nào
Kiều nhận vật đổi trao làm tin mới thôi. Kim Trọng nhận tặng phẩm của Kiều là
cái trâm cài hay gọi là cành thoa và một tấm khăn hồng. Còn Kiều nhận tặng phẩm
của Trọng là một đôi nhẫn đeo tai hay vòng tay bằng vàng gọi là kim hoàn.
“Lời vàng đá nồng nàn thương mến
Cả tuổi xuân dâng hiến mai sau
Cỏ cây nắng gió phai màu
Kim bôi hợp cẩn trầu cau vội gì
Chàng Kim mới thầm thì nhỏ nhẹ
Đài gương trong soi ké dấu bèo
Tháng ngày mưa gió hắt heo
Trăng kia tròn khuyết giàu nghèo một khi
Chí đã quyết đền nghì mai trúc
Không hai lòng đào cúc hồng lan
Dù cho khổ cực bần hàn
Khơi trong gạn đục chứa chan nghĩa tình
Công đeo đuối thần linh chứng giám
Chẳng hẹp hòi muôn dặm quan san
Cảm lòng nàng nhận kim hoàn
Khăn hồng thoa ấy tay đàn nâng niu…
Hoa đào rụng dập dìu ong bướm
Má ửng hồng thấm đượm hơi sương
Quạt quỳ xao xuyến vấn vương
Ghi xương khắc cốt tỏ tường hôm nay
Rồi bỗng thấy heo may ngọn gió
Dường có người lấp ló lao xao
Một lời nay đã tất giao
Chàng về phòng trọ nàng vào gia trang”
Cây thoa của Kiều vướng trên cành đào nằm bên kia vùng
lãnh thổ nhà Kiều. Nhà bên kia chứ đâu phải phía bên Ngô Việt thương gia? Trọng
với tay lấy của người ta rồi còn nói: ' Của này bắt được hư không!' như lời cụ nguyễn Du mô tả. Tất nhiên nàng kiều tủm tỉm
cười khi đã nghe lọt tai và nàng cũng khéo đưa đẩy:
“Ơn lòng quân tử sá gì của rơi.
Chiếc thoa là của mấy mươi,
Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!”
Kiều khen Kim Trọng nghĩa khí ngay thẳng, thành thật của bậc
quân tử không tham của rơi. Kiều rất tế nhị dẻo mồm vô cùng! Nghe vậy chàng Kim mừng quá chạy vội đi vác thang bắc
vào tường leo lên, rồi nhìn qua nhà hàng xóm.
“Sượng sùng giữ ý rụt rè,
Kẻ nhìn rõ mặt người e cúi đầu”
'Tiện đây xin một hai điều:
Ðài gương soi đến dấu bèo cho chăng?”
Trọng đi thẳng vào vấn đề chính 'Em có chấp nhận niềm
thương yêu của anh không?' Nên nhún nhường dẩu mỏ hót rất khéo: 'Ðài gương soi
đến dấu bèo cho chăng?' Trọng tỏ ra mình là kẻ tội nghiệp. Trọng ví Kiều như
gương sen thơm ngát, mong được soi xuống. Lúc này thân phận con trai thì chỉ như bọt bèo nhỏ bé ở
sát mặt nước nhìn lên khao khát ngóng đợi. Lúc chưa chiếm được trọn vẹn trái
tim, hoa chưa hái được thì phải nói như vậy mới có hy vọng có được. Trọng thề
thốt mai sau dù bất kỳ hoàn cảnh nào ngày mưa tháng gió, khó khăn chồng chất, trăng
tròn hay khuyết, dù cho vợ chồng cãi vã đôi lúc to tiếng Trọng cũng nhất mực yêu thương Kiều không bao giờ ruồng rẫy rời bỏ nàng:
“Tháng ngày mưa gió hắt heo
Trăng kia tròn khuyết giàu nghèo một khi“
Cả hai đều say xưa trong giây phút tương phùng với những lời
vàng ý ngọc hứa hẹn thề nguyền trung thủy trăm năm thì nghe thấy tiếng người
lao xao đâu đó. Nên đôi trai gái đành phải chia tay nhau.
22.11.2019 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét