Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 64


Đoạn Trường Sầu Ly (3)

Đoạn video số 3 khá dài mà cũng rất lâm ly thống thiết gồm 56 câu thơ. Xin trân thành cảm tạ nghệ sĩ Thu Hà đã diễn ngâm.

“ Xa xăm muôn dặm hải hà
Sớm trưa eo óc canh gà ngẩn ngơ
Mai đào ngơ ngác thẫn thờ
Tiết đông day dứt đôi bờ sông tương


Lũng Tây nham khóc vấn vương
Vin cành phong liễu lạc đường nước mây
Lạnh lùng vơ vẩn hàng cây
Đứng bên cầu đá thơ ngây yếm đào“

Người vợ trẻ hết đứng lại ngồi, ra vào tựa cửa nhìn ra bầu trời xa xăm. Nhớ ngày nào thiếp tiễn chàng đi, thiếp tôi ruột đứt nguồn cơn, sớm trưa eo óc tiếc gà mà khóc mà nhớ Lũng Tây Nham khói vấn vương. Thường gọi là lũng tây sầm núi nhỏ mà cao.

“ Heo may ngọn gió tiêu dao
Rêu xanh lau lách rì rào sóng dâng
Nhạn bay thong thả mấy tầng
Trời cao thăm thẳm bâng khuâng mây chiều

Ngại ngùng cám cảnh cô liêu
Thâm quâng đôi mắt tiêu điều ánh trăng
Bấy lâu thiếp vẫn đợi chàng
Ngày dài tháng tận phũ phàng tà dương“

Câu thơ thuần Việt dễ hiểu không cần giảng nhiều. Ta hãy đọc tiếp:

“ Buông rèm thao thức đêm trường
Mười lần thư hẹn chín thường đơn sai
Nhẫn từ mãi chẳng nguôi ngoai
Hoàng Hoa nương náu chặng dài phong ba

Lão ông chống gậy vào ra
Phất phơ mái tóc lão bà tuyết sương
Dầm dề ướt đẫm chiếu giường
Hài nhi bú mớm sữa đường cạn khô“

Thư chồng gửi cho vợ tết này về thăm nhà. Nhưng việc nhà binh hành quân tác chiến bí mật quân sự luôn tạo yếu tố bất ngờ nên kế hoạch về thăm vợ con, cha mẹ cũng thay đổi. Hoàng hoa thú: lính thú ngày xưa cứ tháng 9 thì cho đi, tháng 9 năm sau mới đổi về. Tháng 9 là cuối mùa thu, thường là hoa phượng vĩ hoa sen úa tàn nhưng hoa cúc lại nở rộ sắc vàng, nên gọi là hoàng hoa thú.

Lão ông, lão bà thường gọi là lão thân, hai thân. Tiếng Việt nghĩa là cha mẹ đã già. Hài nhi nghĩa là trẻ con.Tiếng xưng hô của cha mẹ đối với con cái, hoặc của người nhiều tuổi (trưởng bối ) đối với người ít tuổi (vãn bối). Tiếng tự xưng của trai gái đối với cha mẹ hoặc của người ít tuổi đối với người nhiều tuổi cũng thường là hài nhi.

“Aó quần kim chỉ vải thô
Nuôi già dạy trẻ trì hồ đôi nơi
Mong con chóng lớn nên người
Lo toan quán xuyến trọn lời thủy chung“

Đây là nét đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó thức khuya dậy sớm thay chồng nuôi dạy con cái phụng dưỡng cha mẹ già.

“Xa xôi mưa gió bão bùng
Nhớ ngày xuất giá soi cùng tấm gương
Riêng tư sầu muộn hoài vương
Rừng sâu vực thẳm càng thương chàng nhiều

Nhẫn đeo tay ngọc mĩ miều
Thơm tho hoa bưởi yêu chiều thuở xưa
Tóc xanh mềm mại xinh chưa
Dập dìu oanh yến cho vừa lòng nhau“

Các đoạn thơ trên tôi đã viết và Thu Hà đã ngâm. Theo tôi từ ngữ mộc mạc chân tình thấm thía rất dễ hiểu cho người Việt Nam, nên tôi cũng không tốn công sức giảng giải nhiều. Chứ các bạn đọc bản song thất lục bát của bà Đoàn Thị Điểm thì còn phải diễn giải mệt nghỉ, nhưng Đoàn Thị Điểm viết còn dễ hiểu hơn Nguyễn Gia Thiều rất nhiều.

“Tình gia thất nào ai chẳng có,
Kìa lão thân, khuê phụ nhớ thương.
Mẹ già phơ phất mái sương,
Con thơ măng sữa, vả đương phù trì.

Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,
Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.
Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam,
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân.

Nay một thân nuôi già dạy trẻ,
Nỗi quan hoài mang mể biết bao !
Nhớ chàng trải mấy sương sao,
Xuân từng đổi mới, Đông nào còn dư.

Kể năm đã ba tư cách diễn,
Mối sầu thêm nghìn vạn ngổn ngang.
Ước gì gần gũi tấc gang,
Giải niềm cay đắng để chàng tỏ hay.

Thoa cung Hán thuở ngày xuất giá,
Gương lầu Tần dấu đã soi chung.
Cậy ai mà gửi tới cùng,
Để chàng thấu hết tấm lòng tương tư.

Nhẫn đeo tay mọi khi ngắm nghía,
Ngọc cài đầu thuở bé vui chơi.
Cậy ai mà gửi tới nơi,
Để chàng trân trọng dấu người tương thân.

Tôi đã từng nói nghệ thuật song thất lục bát gieo vần trắc của bà Đoàn Thị Điểm còn dưới ông Nguyễn Gia Thiều một bậc.  
“Kể năm đã ba tư cách diễn
Mối sầu thêm nghìn vạn ngổn ngang“
Chữ “diễn“ vần với điển, diện, hiến, biến, vẹn, v. v… chứ đâu vần với “vạn“?

“Vườn nhà hoa lá phai màu
Nghe hơi sương lạnh hàng cau ngỡ ngàng
Aó bông thiếp đã sẵn sàng
May nhanh cho kịp sức chàng dẻo dai

Thức khuya mới biết đêm dài
Nỗi lòng chinh phụ trần ai mấy người
Gieo tiền bói quẻ chơi vơi
Phòng the nương gối lệ rơi đôi hàng“

Gieo tiền bói quẻ là tục lệ bói vận may xui hỏi về tương lai gọi là “kim tiền vấn bốc“ gieo 3 đồng tiên khi bói quẻ.
Người xưa vẫn thường dùng các quẻ dịch để đoán trước việc thành hay bại. Cách gieo quẻ b ằng c ỏ thi hãy rửa tay rửa mặt thật sạch sẽ, tập trung tư tưởng, tinh thần thư giản thoải mái nhất, nghĩ về việc muốn hỏi trong khoảng một phút, chọn việc muốn hỏi, rồi sau đó khấn vái như sau: "Kính lạy Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử, Thiệu Khang Tiết, Dã Hạc Lão Nhân... Nay tôi tên họ..., có việc... không tỏ tường, muốn hỏi về... Trời bảo sao thì xin thánh thần cho biết vậy".

“Lưng eo thắt lại gọn gàng
Thẹn thùng xiêm áo mơ màng hồn mai
Lâng lâng búi tóc trâm cài
Phấn son phơn phớt hương lài thoảng bay

Bình minh le lói mới hay
Đĩa dầu hao cạn đắng cay bẽ bàng
Bao đêm thiếp vẫn đợi chàng
Aí ân trong mộng dở dang âm thầm

Trường ca ai oán thương tâm
Sinh ly tử biệt biển gầm sóng vang
Cung đàn văng vẳng hoài lang
Vầng trăng sẻ nửa thiếp chàng sầu ly“

Đoạn thơ này miêu tả cảnh mộng mị của người thiếu phụ, người vợ lính hay gọi la chinh phụ nhớ chồng đi chinh chiến xa nhà gọi là chinh phu. Hoàn toàn rất dễ hiểu và tôi nên chấm dứt bình giảng ở đây hẹn các bạn video tiếp theo.

6.11.019 Lu Hà




















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét