Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 56


Hồng Nhan Bạc Mệnh (2)

Các bạn đã xem video số 1 tả về kiếp hồng nhan bạc mệnh, chắc hẳn trong tai trong đầu phẳng phất dư âm, có còn cảm nhận ra và nghe thấy gì không?
Tiếng tiêu sáo trúc véo von
Tiếng người thiếu phụ nỉ non não nùng
Hồn mây thơ thẩn hãi hùng
Đoạn trường cánh hạc rợn rùng biển khơi
Thu Hà giọt lệ tuôn rơi
Khóc nàng cung nữ tả tơi phận mình
Chập chờn huyền ảo màn hình
Gần xa thổn thức hành tinh xoay vần


Bây giờ chúng ta cùng nhau nghe tiếp video số 2 sau đó thư thả đọc những lời bình giảng của tôi để hiểu hết ý nghĩa từng câu chữ trong thơ trong bản trường bi ai ca dài“ Hồng Nhan Bạc Mệnh“, từ từ mà cảm thấu ngấm dần vào máu thịt và tâm hồn thi ca đồng điệu.

“ Tinh cha huyết mẹ hình hài
Xinh tươi mơn mởn hương lài thoảng bay
Càng nhìn càng ngắm càng say
Càng yêu vẻ ngọc càng day dứt tình“

Cụm từ tinh cha huyết mẹ là tôi vận dụng từ điển tích Chu Du trong Truyện Tam Quốc. Khi Chu Du bị trúng một mũi tên vào mắt, mới lôi phắt con mắt ra. Chàng mới nói một câu: “Tinh cha huyết mẹ không nên bỏ“ và chàng nuốt chửng luôn con mắt của mình. Thật là một dũng tướng phi thường, khi bị thương nặng như vậy còn nghĩ tới công ơn sinh thành của cha mẹ. Theo tôi nhân cách của Chu Du còn đáng quý hơn ông Gia Cát Lượng nhiều lần vốn là một đạo sĩ nham hiểm. Ông đã xuyên tạc bóp méo bài thơ vịnh đài Đồng Tước của Tào Thực bảo là của Tào Tháo làm có ý xâm chiếm Giang Đông để bắt hai nàng Kiều về làm thiếp an hưởng tuổi già. Đại Kiều là vợ Tôn Sách, Tiểu Kiều là vợ Chu Du. Gia Cát Lượng đã tuyên truyền, phát động chiến tranh kiểu như vậy bằng những thủ đoạn dối trá.

Người con gái trong cung cấm được sinh ra từ dòng máu noãn trứng của người mẹ từ tinh khí của người cha, nàng xinh tươi mơn mởn như một đóa hoa lài, người miền Bắc gọi là hoa nhài. Nàng đẹp một cách kỳ lạ làm mê mẩn lòng quân vương trong buổi đầu gặp gỡ.

“Lớn lên cống nạp triều đình
Xót xa thế sự thân mình cô đơn
Năm canh trằn trọc tủi hờn
Lụa là no đủ chập chờn gió đông

Tử sinh duyên nợ chất chồng
Bại thành nấm cỏ cánh đồng tiễn đưa
Bệnh trần đòi đoạn yêu ma
Lửa cơ cháy ruột cắt da dao hàn“

Bệnh trần là theo tư tưởng nhà Phật về tứ diệu đế. Con người ta sinh ra ai cũng phaỉ theo đúng quy trình của tạo hóa, sinh lão bệnh tử. Cái quan trọng sống sao cho thanh thản và hạnh phúc chứ không phải là tâm ma bấn loạn trong nỗi sợ hãi tham sân si. Lửa cơ cháy ruột cắt da dao hàn là tôi muốn nói về nỗi đau khổ tận cùng của người cung nữ là lối nói ẩn dụ văn chương mà thôi. Lửa cơ còn có nghĩa là ngọn lửa tam muội, dao hàn là con dao lạnh . Nỗi khổ  về sự bạc đãi của nhà vua như con dao lạnh cắt đi từng miếng thịt mình. Tử sinh theo thuyết luân hồi của nhà Phật do cái nghiệp tạo ra. Đời người cuối cùng vẫn kết thúc bằng tiếng trống đưa ma theo phong tục Á Đông. Đời người thật ngắn ngủi như giấc ngủ trưa như ánh mặt trời chiếu qua song cửa sổ, ngoảnh đi ngoảnh ngoảnh lại thì đã xế chiều rồi. Đời một cung nữ còn thê thảm ngắn ngủi hơn nhiều.

“ Lợi danh hắc ám tro than
Vần xoay lăn lóc thế gian điêu tàn
Ái ân chưa hết nồng nàn
Năm thì mười hoạ lệ chan đĩa dầu“

Trong lịch sử văn chương thơ song thất lục bát Việt Nam có hai tác phẩm kiểu mẫu về thể loại này nhất là nghệ thuật gieo vần trắc thật là điêu luyện. Đó là cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều và chinh phụ ngâm của bà Đoàn Thị Điểm hay của ông Phan Huy Ích diễn nôm từ bản chữ Hán của Đặng Trần Côn. Dưới con mắt nhận xét của tôi cho rằng Nguyễn Gia Thiều cao thủ lão luyện hơn bà Đoàn Thị Điểm hay ông Phan Huy Ích rất nhiều. Nhưng đa số người Việt lại thích chinh phụ ngâm vì dễ hiểu hợp với trình độ chung của quảng đại quần chúng. Người ta thích ngâm thơ chinh phụ ngâm chứ mấy ai ngâm cung oán ngâm khúc? Vì thực tế có hiểu đâu mà ngâm? Cái nỗi niềm  người phụ nữ nhớ chồng đi lính xa nhà nó rất hợp với hoàn cảnh chiến tranh liên miên. Còn nỗi cô đơn của người cung nữ trong cung cấm chỉ là thiểu số. Đặc biệt vua chúa Việt Nam không tham lam đàn bà quá mức như bên Tàu. Một ông vua Tàu có đến mấy nghìn vợ gọi là cung nữ. Có những cung nữ cả đời chưa hề gặp mặt vua.
Kiếp phận làm lẽ như bà Hồ Xuân Hương phải tủi nhục kêu thét lên:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không...“

Đấy là một ông chồng chỉ có hai vợ, vợ cả và vợ lẽ. Còn một ông vua có hoàng hậu, rồi quý phi, phi tần, cung nữ nhiều vô kể. Xét về mặt văn chương nghệ thuật tôi rất ngưỡng mộ Nguyễn Gia Thiều sau mới tới Đoàn Thị Điểm. Tôi có thể gọi Nguyễn Gia Thiều là đại tổ sư của tôi về khoản thơ song thất lục bát. Ông ta làm thơ rất trau chuốt như những sợi tơ tằm ngũ sắc óng mượt để thêu long bào cho hoàng đế, như nước cam lồ trong vắt của Phật Bà Quán Thế Âm, không hề có chút cặn bẩn chút sạn nào. Nhưng quá trau chuốt điêu luyện người đời sẽ không cảm nhận đến cảnh giới vi diệu siêu thăng của thơ, tôi cũng lấy làm tiếc cho thành quả nghệ thuật của Ôn Như Hầu.

“ Ba năm bèo bọt bể dâu
Bọt trong biển khổ bèo đầu nẻo mê
Đìu hiu năm tháng dãi dề
Lô xô bào ảnh chán chê kiếp người“

Người cung nữ này được vua sủng ái chừng 3 năm thôi nhưng nàng tự ví thân mình như bèo bọt. Bể dâu là bởi chữ bãi bể nương dâu. Bà Ma Cô tiên nữ đã từng nói: “Nơi kia là đám ruộng trồng dâu mà đã ba lần hóa thành biển khơi”. Ý nói cảnh vật trần thế luôn biến đổi xoay vần như chong chóng. Tang hải tang thương hay tang hải tang điền từ đó mà ra. Nẻo mê  là bởi chữ mê tân. Sự không chắc chắn mông lung ở nơi tam giới và lục đạo thì gọi là mê lạc. Đã lạc đường thì phải nhờ thuyền bát nhã từ bi của nhà Phật mới đưa đến bến bình an .

Nguyễn Gia Thiều mô tả đời người cung nữ bấp bênh bằng câu thơ: “Chiếc thuyền bào ảnh lô xô gập ghềnh“ Chiếc thuyền bào ảnh cuả Nguyễn Gia Thiều tôi cho rằng là chiếc thuyền ẩn dụ mong manh hư vô, vô nghĩa sẽ bị sóng cồn đại dương đánh cho tan nát tơi tả. Còn chữ bào ảnh của tôi dùng trong thơ còn mang ý nghĩa khác. Theo tôi tiến cung là nghe theo cha mẹ hay do sự ngộ nhận tham lam danh vọng mà dấn thân vào cuộc đời cung nữ là một sự điên rồ ngu xuẩn vô ích tang thương, rồi cô thiếu nữ đó sẽ chóng hối hận chán chê cái kiếp mình sinh ra trong cõi đời này. Con thuyền bào ảnh đó là cái bả vinh hoa phù du ma mị quyến rũ con người ta.
Người Việt cũng thích a dua học theo lối sống cuả người Tàu. Nước Tàu bị thống trị hàng ngàn năm bởi tư tưởng Nho Khổng . Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại. Trong 3 caí bất hiếu thì không con cái nối giõi là tội lớn nhất. Đã sinh con phải là con trai kia. Nhưng khi Dương Quí Phi được vua Đường Minh Hoàng sủng ái tột đỉnh thì thiên hạ lại thèm khát mà đua nhau sinh con gái. Đến mức  thi sĩ Bạch Cư Dị phải kêu lên và tôi đã phỏng theo mà viết thành bài trường ca song thất lục bát dài. Xin trích dẫn mấy đoạn tôi gọi là Hận Tình Dương Ngọc Hoàn Và Lý Long Cơ:

Chim cúc trái tha hồ ân ái
Buổi thiết triều trễ nải cho qua
Bầu tiêu lai láng thềm hoa
Lửa tình cuồn cuộn xuýt xoa dạt dào

Không có gió lẽ nào hờ hững
Cột buồm vua lừng lững ra khơi
Gối chăn nghiêng ngả đất trời
Rồng mây hừng hực lả lơi sóng trào

Vua sủng ái má đào thục nữ
Bậc mẫu nghi thiên hạ như ai
Họ hàng quyền qúy phát tài
Khiến bao cha mẹ mộng hoài cô nương”

” Trầm ngâm ngao ngán thảnh thơi
Bức tranh vân cẩu cảnh đời lang thang
Nhện già cửa Khổng mắc giăng
Dế giun rên rỉ đất bằng chông gai”

Người cung nữ có một cuộc sống nhàn hạ, trong cung trong phòng mình ở chẳng thiếu thứ gì. Đồ ăn thức uống thừa mứa, quần áo lụa là gấm vóc. Nhưng con người đâu phải con vật chỉ ăn rồi nằm đó ngồi đó đã có người phục dịch gọi là tỳ nữ tiện nhân mắc màn trải chiếu giặt giũ cho. Thậm chí đến đại tiện tiểu tiện cũng có người mang bô đến. Tử Cấm Thành là nơi nguy nga tráng lệ một kỳ quan của thế giới có hàng ngàn cung nữ ở để hầu hạ phục dịch xác thịt khoái cảm dục vọng cho nhà vua nhưng không hề có một nhà vệ sinh nào. Vì lẽ vua hoàng hậu các phi tần cung nữ đều đại tiện trung tiện tiểu tiện vào bô. Mới đầu được tuyển chọn vào cung thì còn háo hức, một vài nằm nằm trơ mốc thếch ra, mới thấy ngao ngán chán chường. Mới trầm ngâm tư lự mà suy ngẫm mới cảm thấy đời mình như bào ảnh chỉ là cái bọt cái bóng mới thấy hết những cố gắng những điều mình làm, bắt chước đua đòi, những điều cha mẹ khao khát chỉ là huyễn hoặc vô bổ như giấc chiêm bao. Mọi sự hiện hữu trên đời chỉ là giả tạm không lâu bền. Ngồi buồn ngắm bức tranh vân cẩu treo tường là những đám mây hình con chó. Đỗ Phủ mới viết ra 2 câu thơ:
 “Thiên thượng phù vân như bạch y
Tư tư hốt biến vi thương cẩu“ Nghĩa là: Trên trời cao có đám mây nổi lên như cái áo trắng. Bỗng chốc hóa thành hình con chó chó xám. Đời người cung nữ cũng giống như bức tranh vân cẩu, cứ tưởng bở vào cung sẽ thanh tao đài các, vua yêu chúa dấu như đám mây trắng như con hạc bay bổng tới cổng trời tới cõi thiên thai? Nhưng than ôi! Bỗng phút chốc hóa thành con chó xám xịt, may không thành con chó ghẻ đày ải vào lãnh cung là mừng rồi. Chiến trường chăn gối nơi hậu cung thật là tàn khốc ghê rợn. Những cái giếng sâu thăm thẳm mà bao hồn ma cung nữ nửa đêm hiện lên than vãn thê lương.
Con nhện già cửa Khổng mắc giăng là tôi muốn nói cái triết lý nô tài áp bức hủ bại đè nén phụ nữ của ông Khổng Tử. Đời người cung nữ như con nhện già bị chính cái lưới tơ mình nhả ra trói buộc thân mình. Tại gia tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử. Cái khốn nạn nhất lấy chồng phải theo chồng, tuân theo lời chồng, dù ngu muội đần độn vô lý cũng phải răm rắp nghe lời. Một cung nữ làm vợ vua một thứ vợ hờ, có khi suốt đời không được ăn nằm với vua cũng phải thủ tiết. Các cô có lệ treo trước phòng mình một nắm cỏ tươi để chiều chiều vua ngồi xe dê đi thăm, các cô hy vọng bó cỏ của mình dụ được con dê háu ăn và hy vọng đêm hôm đó được ân ái với vua để có long thai làm chỗ dựa đảm bảo cho tương lai và cả mạng sống của mình. Nếu xe dê chở vua đi qua thì cảm thấy đời mình như thế là xong. Mà nghĩ tới cái chết nay mai cận kề khi nghe thấy tiếng dế giun rên rỉ, như cảm thấy hồn ma bóng quê ở nơi đất bằng mà chất chồng chông gai cay đắng.

“ Kìa đền Trấn Vũ u hoài
Khói hương nghi ngút trần ai não nùng
Vinh hoa phú quý hãi hùng
Nam kha giấc mộng lạnh lùng tay không

Sân đào lý mát mây lồng
Đỉnh chung nguyệt lặn nước sông mơ màng
Lợi danh đùa cợt phũ phàng
Công khanh chi để bẽ bàng tuổi xuân“

Đền Trấn Vũ còn có tên là đền Quan Thánh là ngôi đền cổ kính nhất của kinh thành Thăng Long ngày xưa cách cung vua phủ chúa cách nơi nàng cung nữ ở không xa.
Có những câu ca dao rất buồn não nuột lòng người nhất là làm cho các nàng cung nữ phải rơi nước mắt:
“ Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
hay là: “ Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ“

Nam Kha giấc mộng kể về tích Thuần vu Phần chiêm bao đến nước Hòe An được vua nước đó phong cho làm thái thú ở quận Nam Kha và gả công chúa cho, hưởng mọi vinh hoa phú quý tột đỉnh, sau chả may bị thua trận, vợ lại chết bệnh và bị nhà vua nghi kỵ đuổi về nguyên quán. Khi tỉnh giấc thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, dưới cành hòe phía nam có cái hang kiến.

Sân đào lý là bởi từ chữ đào lý viên ở kinh đô Tràng An khi xưa. Nơi Lý Bạch hội họp với các tao nhân mạc khách văn chương thi phú. Đỉnh chung có nghĩa là đỉnh là cái vạc, chung là cái chuông. Nhà quyền quý trưởng giả đông người ăn kẻ ở phải dùng cái vạc nấu ăn và gõ cái chuông gọi người tới ăn cơm.

“Tiện nghi giành giật tranh phần
Cái quay búng sẵn hình nhân lên trời
Lờ mờ ảo ảnh chơi vơi
Sơn hà điên đảo tả tơi côn trùng

Tấm hình mộc thạch mít mùng
Vàng kim ố cổ chập chùng biển khơi
Sắt cầm phô diễn nực cười
Vũ y lạnh ngắt như hơi giá đồng“

Cái quay là bánh xe lăn quay bởi chữ luân hồi là cái máy của tạo hóa mà người ta quen gọi là con tạo. Con người cứ bị chìm đắm trong ái tình nhục dục ngụp lặn trong bể khổ trầm luân hết kiếp này đến kiếp kia.  Mộc thạch là gỗ đá những vật vô tri vô giác dù có tạc tượng phết sơn hào nhoáng  kể cả vàng bạc châu báu chỉ là vật ngoại thân, chết là hết rồi cũng mình trần thân trụi ai cũng như ai thật là bình đẳng thịt xương thối rữa ra trở về với cát bụi. Sắt cầm chỉ hai dây đàn cầm và sắt chỉ tình nghĩa vợ chồng chung thủy keo sơn tào khang gắn bó. Còn nàng cung nữ với nhà vua chỉ là tình vợ chồng hờ giả tạm nực cười mà thôi, tình cảm trái tim cõi lòng băng giá như như bộ quần áo múa và hơi đồng thau.

28.10.2019 Lu Hà








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét