Say Mê Và Mù Quáng
Con người ta sinh ra có thứ bậc hẳn hoi.
Có người thanh cao quân tử, có kẻ hèn mọn tiểu nhân. Người ta bảo: Cha mẹ sinh
con trời sinh tính. Cũng cùng một cha mẹ sinh ra mà anh em trong nhà mấy khi đã
giống tính nhau. Trong xã hội biển người mênh mông tìm được một người yêu, một
người bạn đời hợp với tính nết cuả mình hoặc thông minh nhạy cảm mà hiểu được
lòng mình thật khó vô cùng.
Trai tham sắc gái tham tài, điều đó chưa
hẳn đúng cần phải có một đìều quan trọng. Đó là có phải duyên tình từ ngàn kiếp
mà trời cho gặp nhau không? Người đàn ông muốn yêu người đàn bà đẹp, hiền thục
và rất thích mình. Anh ta hy vọng sẽ sinh cho anh ta một đàn con để nòi giống tổ
tiên được cường thịnh. Kẻ tiểu nhân cũng ham thích, nhưng chỉ muốn chiếm đoạt
để dày vò thể xác thoả mãn dục tính và rất sợ phải sinh con đẻ cái khi cuộc
sống chưa ổn định.
Người đàn bà mà trời đã sinh ra là một
giống cái, cơ thể dáng vẻ phải đẹp để làm vừa lòng người đàn ông. Nghĩa vụ cuả
người đàn bà, của mọi giống cái là sinh con đẻ cái. Cho nên những con cái khôn
ngoan nó rất thích những con đực khoẻ mạnh và đáng tin cậy, để làm chỗ dựa và
biết bảo vệ nó. Vì chính nó cũng sợ nòi giống của nó bị khánh kiệt và còn phải
trống trả lại sự tấn công cuả những con đực khác.
Đối với con người. Phụ nữ chỉ cần người
đàn ông,hình thức bên ngoài vưà đủ, không đến nỗi xấu xí quá. Da đen, da đỏ
không sao, cái quan trọng là nội lực bên trong. Ngươì đàn ông phải là ngươì quân tử đa mưu túc kế và lương
hảo không và y có chung tình không? Thường ở đời ngưu tầm ngưu mã tầm mã, có loại
ngươì mà sự nhạy cảm cao khi họ gặp nhau họ sẽ thích và yêu nhau ngay, họ không
đến mức tối dạ phải cần nhiều thời gian để tìm hiểu nhau. Nếu chả may không lấy
được nhau họ sẽ nhớ nhau suốt đời. Họ say mê nhau nhưng không mù quáng mà không
hiểu nổi người mà mình yêu là ai? Nếu chẳng may có lỡ đò, hoặc bước sang nhầm
thuyền kẻ khác trong giây phút yếu lòng
và trót để mất đi ngươì mà mình yêu thích. Họ sẽ đau khổ xót xa buồn phiền lắm.
Thường thường họ sẽ không chịu cam tâm để cho số phận an bài. Họ sẽ tìm mọi cách
phá vỡ mọi kỷ cương kiềm tỏa định kiến ràng buộc cuả lễ giáo cổ hủ, họ sẽ tìm
cách cứu lại đời mình, khi có cơ hội.
Cuộc đời này đúng là vô thường, trời đã
cho ta gặp nhau nhưng ta lại để lỡ mất cơ hội. Anh thương em vô cùng vì chúng
ta đã nặng lòng vương vấn với nhau, và em đã lụy tình anh. Có thể anh lại là
hình ảnh ngươì đàn ông đầu tiên, khi em đã hiểu đời và đã biết yêu? Anh đã mang
đến cho em một nỗi buồn nỗi đau lòng thăm thẳm? Anh cũng cám ơn em, vì em rất
thích anh. Chính vì vậy đến bây giờ anh vẫn còn nhớ và có cảm hứng làm thơ tặng
người mà anh yêu dấu, trân trọng. Anh tin rằng người chồng hiện nay của em cũng
có nhiều nét giống anh về tính cách. Anh chúc vợ chồng em và các cháu hạnh phúc.
Các bạn ạ, mục đích chính lần thứ hai
sang cộng hòa dân chủ Đức vào năm 1982 là lấy vợ Đức an cư lập nghiệp ở bên này, tôi tiên đoán
sẽ có ngày hai miền Đông –Tây sẽ hợp nhất, không thể có chuyện một dân tộc lại
có hai chế độ hai nhà nước, vả lại nước Đức có bao la rộng lớn như Nga, Tàu,
Hoa Kỳ, Canada, Ân Độ đâu? Không lý gì mà họ không thống nhất được? Dù làm thợ
may túi da tôi chỉ lao động cầm chừng để dưỡng sức, nên lương tháng của tôi chỉ
300 một tháng, còn những đứa khác nó làm tăng ca tăng giờ đổ mồ hôi trán vãi mồ
hôi đít ra lương cao lắm 1000 Ost Mark hay 1500 Ost Mark là bình thường. Chúng
nó tham tiền nên có thằng làm việc mặt tái xanh đi, tên nó là Thái, bộ đội xuất
ngũ, có biệt hiệu là Thái già, khi nó về phép thăm nhà thì trong gan vỡ mủ ra ở
sân bay Nội Bài. Phải gọi xe cấp cứu túyt còi inh ỏi. Mẹ kiếp đi lao động ở một nước mang tiếng là
giai đoạn tận cùng của chủ nghĩa xã hội, trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ
nghĩa cộng sản mà trong gan có mủ cũng không biết. Có lần tôi trêu nó mày làm
việc gì mà mặt mày xanh nhớt lên thế?
Nó lại mang lời tôi ra nhạo báng: Lương
mày 300 một tháng không bằng tao làm rốn. Nhân bảo như thần bảo sau hai năm lao
động nó đủ tiền mua vé máy bay về phép tí nữa là mất mạng sống. Hợp đồng ký kết
là 4 năm có thể gia hạn thêm. Tất cả mỗi tháng phải bị trừ đi 17% nộp cho đại
sứ quán gọi là tiền xây dựng tổ quốc. Tóm lại họ chỉ là lũ lao nô bị hai nhà
nước cộng sản bóc lột, nhưng họ vui vẻ cam chịu và còn hãnh diện lắm. Họ khinh
bỉ tôi làm việc kém. Tất cả tập thể người lao động họ ghét tôi, vì tôi chỉ làm
việc cầm chừng, lại không chịu đóng quỹ đội. Họ bảo tôi sống khác người, chẳng
giống ai, lúc nào cũng lầm lũi, và sẽ lầm lũi suốt đời thôi. Họ mang sự lầm lũi
của tôi trong cuộc họp để phê bình kiểm thảo và tỏ ra khinh miệt tôi, cho đó là
lập dị kỳ quái, dở hơi, đần độn, lúc nào cũng phớt ăng lê chả để ý đến cái quái
gì, thờ ơ lãnh đạm thiếu nhiệt tình xây dựng tập thể.
Thằng T là đảng viên dự bị nó bày ra trò quỹ
đội mỗi tháng 20 Ost Mark lý do tiếp khách, phòng khi có nhân viên sứ quán,
phòng quản lý lao động trực thuộc sứ quán về thăm, hay hội hè lễ lạt. Riêng tôi
không chịu đóng, thường thường cuối tuần là biến đi, chả sinh hoạt đoàn thể quái gì, nên chúng nó ghét tôi. Cái trò tự
kiểm soát lẫn nhau là cái mẹo của sứ quán, chúng nó ngu bị giáo dục như vậy thì
làm sao mà hiểu nổi. Có lần trong phòng vô tuyến chúng nó cũng sinh sự đánh tôi
và bị tôi đánh lại chạy té de.
Thằng đội trưởng nó ghét tôi lắm, chúng
nó bàn nhau đuổi cổ tôi về nước, vì làm không năng xuất lại vô tổ chức kỷ luật
không chịu tham gia họp hành phê bình và tự phê bình. Tôi biết tẩy nó hay ăn
uống với thằng Barke và con mẹ Facklam là Betreuer và Betreuerin, nên tôi viết
một lá thư bằng tiếng Đức bí mật gửi cho ban lãnh đạo nhà máy về thằng đội
trưởng này tham nhũng nó ăn tiền quỹ đội, nó nhận tiền thưởng của nhà máy cho đội
vào các dịp lễ hội, nó có vợ ở Việt Nam còn ăn nằm với một cô thợ may người
Đức, chụp ảnh khỏa thân… lập tức lão Barke bị chuyển đi, cả nó và con mẹ
Facklam cũng không hiểu rõ lý do vì sao?
Với 300
Ost Mark quá ít ỏi nên tôi phàn nàn với thằng đốc công người Đức hỏi xem
phòng tiền lương tính toán thế nào mà ngày nào cũng đủ 8 tiếng không bao giờ nghỉ ốm,
tao phải tiết kiệm lắm, những chai nước ngọt người khác uống bỏ đi, còn của tao
thì không nỡ bỏ đi mà phải gom lai, tao ăn uống kham khổ lắm. Tôi nghĩ nói thế
để nó thương mình, nhưng trái lại nó bàn với con mẹ Facklam và thằng T đội trưởng
là tôi có triệu chứng bệnh thần kinh, chúng cưỡng ép tôi đi khám. Ông bác sĩ kê
ngay cho một toa thuốc an thần. Tôi tức quá mới nghĩ ra một mẹo nhỏ. Lần thứ
hai đi khám lại với con mẹ Facklam tôi bỏ ngay mấy vỉ thuốc vào cái lọ gỗ khảm
chai mà tôi mang từ Việt Nam để tặng ông bác sĩ. Ông bác sĩ rất ngạc nhiên lại có
quà tặng, ông nhìn con mẹ Facklam dò hỏi. Facklam bảo: Nó tặng thì ngài cứ
nhận, nó cũng tặng tôi một chiếc lọ đúng như thế. Ông bác sĩ moi từ trong cái
lọ đó đếm lại thuốc vẫn nguyên si và bật phì cười. Thôi về đi, lần sau đừng đến
đây nữa, lần sau còn vác mặt tới tôi sẽ tống ngài vào nhà thương điên. Con mẹ
Facklam và thằng T đội trưởng tiu ngỉu ra về.
Trong nhà máy này chỉ có ông phó
giám đốc phụ trách về mặt tổ chức lại rất mến tôi, mỗi khi gặp tôi ông đều chào
hỏi niềm nở. Ông già này nghe nói thời thế chiến 2 từng là đại úy phi công. Ở
dưới thằng đốc công nó kêu ca phàn nàn về năng xuất mấy lần đề đạt cho tôi về
nước nhưng ông phó giám đốc này lại gạt đi với lý do không thể hủy hợp đồng lao
động. Chính thăng T và con mẹ Betreuerin không thể nào hiểu nổi ông phó giám đốc
này lại bênh tôi chằm chặp. Rất tiếc là bây giờ tôi không nhớ rõ tên ông. Hình
như mang máng tên gọi là Achmet gì đó, mấy chục năm rồi còn gì nữa, thoang thoảng
tên ông ẩn hiện trong tiềm thức xa thẳm của tôi với chữ a lờ mờ ảo ảo trong lớp
sương mù của trí nhớ. Ông là người bạn vong niên của tôi, bây giờ chắc ông đã
ra đi về quê hương vĩnh hằng, tôi chắp tay cầu nguyện cho linh hồn ông phiêu diêu
nơi miền cực lạc. Tuy phải làm việc với thằng T, con mẹ Facklam, ngã đốc công
trong dây chuyền sản xuất, chúng nó cứ nằng nặc đề nghị đuổi cổ tôi về, nhưng ông
là một người tốt, rất tốt. Ông bảo kể cả tôi muốn về cũng phải chờ đủ 4 năm cho
hết hạn hợp đồng. Kể cả khi thằng đốc công tép riu, và con mẹ Betreuerin( người
giúp việc cho đội trưởng và công nhân Việt Nam) và thàng T đặt vấn đề tôi có
triệu chứng thần kinh về chuyện nhặt ve chai. Mẹ tiên sư chúng nó, vỏ chai của
tôi, tôi uống tôi mang về, tôi kể khổ thì dính dáng gì đến bệnh thần kinh. Ông
phó giám đốc tuy rất quý tôi cũng phải hỏi ý kiến thằng đội trưởng. Nó trả lời
là nó không biết, cái này cần có chuyên môn y học, bác sĩ thần kinh sẽ trả lời.
Cuối cùng chính ông bác sĩ lại sợ cả tôi, và thầm ngưỡng mộ tôi, ông nháy mắt
cười bắt tay tôi, khi con mẹ Betreuerin và thằng T tong tả xăm xăm mở cửa ra về.
Thằng T
hậm hực không có cách nào đuổi tôi về nước vì hợp đồng lao động là 4 năm. Lao
động không năng xuất, không họp hành sinh hoạt đâu phải là lỗi gì to tát? Cái
gọi là đấu tranh giai cấp, làm theo năng lực hưởng theo lao động chỉ là láo toét
bịp bợm. Khả năng sức lực của tao chỉ có bấy nhiêu thôi, tao làm ít thì tao ăn
ít, vướng mắc gì đến chúng mày mà ban chỉ huy đội, chi bộ đảng, rồi họp đội xin
biểu quyết đòi đuổi cổ tao về nước trước thời hạn. Trong khi đó hợp đồng lao
động ký kết là 4 năm.
Vì vậy tôi
căm con mẹ Facklam, thằng T và tất cả đám công nhân lao động và sẽ cho chúng nó
một bài học nếu có cơ hội. Chúng mày đánh tao, dọa đuổi tao về nước ư? Cứ chờ
đấy sẽ có ngày tao tính sổ nợ. Tính người việt Nam hay ăn cắp, túi da trong nhà
máy nó thường lén lút mang về nhà. Nhà máy bỗng nhiên thấy số lượng sản phẩm
hao hụt, tổng số da xuất ra và số lượng túi thu vào quá chênh lệch nên họ nghi
tụi công nhân Viêt Nam ăn cắp. Họ hay mở các đoàn kiểm tra đột xuất ập vào khu
nhà tập thể, khám xét gường tủ, nhà vệ sinh, bếp núc v.v… Chính thằng đội phó tên là Đông, vì nó già nhất đôi, nên mọi người
gọi nó là Đông già, lại khuyên cả bọn nếu tẩu tán không kịp thí cắt nhỏ ra cho
vào nhà xí giật nước trôi đi là xong. Thằng già này đã già, lại đại ngu. Nhớ
ngày đầu khi chia phòng ngủ xây theo kiểu căn hộ gia đình gồm 3 phòng, 2 lớn và
1 nhỏ. Hai phòng lớn mấy thằng tranh nhau rôi, còn một phòng nhỏ theo kiểu
Kinderzimmer ( phòng trẻ con) thì thằng Đông già ngu quá nó lại bảo tôi: Thôi
chúng nó không thích chú mày, thì chú mày ở với anh. Đêm ngủ có ngáy không đấy? Tôi bảo: Ông Đông hãy
xuống tầng dưới hay tầng trên còn nhiều căn hộ khác. Đây là khu chung cư cho
gia đình, có 3 phòng, phòng ngủ phòng khách và phòng trẻ con, phòng riêng này
chỉ có một gường ông lại muốn ngủ chung với tôi? Tôi thích ở một mình, không chung chạ cùng
giường ngủ với ai hết. Thế là hắn vội xách valy tong tả chạy quắn đít đi tìm
phòng khác ở tầng trên. Tôi chửi thầm: Cái gái mẹ thằng Đông già đã ngu lại còn
khệnh khạng muốn làm đàn anh của tao. Những tay anh chị sừng sỏ có máu mặt ở
đất Hà Thành từng là bạn của tao, mày muốn làm đại ca của tao? Thằng này cũng
là một đảng viên, còn thằng T tuy là đội trưởng chỉ là đảng viên dự bị.
Cơ hội đã
đến tôi bí mật viết một lá thư dài dằng
dặc lên danh sách những thằng tự nhiên vô cớ chỉ vì tính tình không hợp nhau mà
gây thù chuốc oán với tôi, những thằng cố ý đánh hội đồng tôi ở phòng vô tuyến,
bằng tiếng Đức và bằng tiếng Việt gửi đi các nơi cần gứi như nhà máy, sứ quán,
công an v. v… Tôi dặn họ phải kiểm tra kỹ mọi bưu phẩm của người lao động Việt
Nam dù về Việt Nam hay gửi đi các tỉnh khác.
Thế là
người Đức kiểm tra tất cả moị nơi khả nghi cất dấu, công ty vệ sinh kiềm tra bể
phốt vân vân và vân vân. Họ làm việc bí
mật với nhân viên sứ quán và chiếu theo danh sách mật khoảng hơn chục thằng bị
về nước trước thời hạn. Đám công nhân Việt Nam bằng hòang ngỏ ngác không hiểu
vì sao? Chúng nó lại trầm trồ ca ngợi
công an Đông Đức tài giỏi quá, kỹ thuật điều tra cao siêu, với tôi chúng nó lại
nghĩ chỉ là một thằng đần, lúc nào cũng thui thủi một mình, chả giao du với ai,
đi lao động hợp tác mà nghèo rớt mồng tơi ra. Người ta mỗi tháng hiếm hoi lương
500 là it, nhưng nó chỉ có 300 thôi.
Thật đáng
đời thằng Tuấn còi nhà ở khu tập thể Thành Công Hà Nội dám hỗn hào chửi tôi còn
xông vào phòng tôi để đánh tôi vì đến phiên trực bếp không làm đê bếp bẩn, bị
tôi chỉ một tay chẹn cố xuống giường , thè lười ra không thở được. Bốn năm
thằng xông tới chỉ mặt tôi còn động đến thằng Tuấn nó sẽ đánh cho vỡ mặt. Thằng
Tuấn bị bắt quả tang khi gửi đồ ở bưu điện và bị tống về nước trước thời hạn.
Trong đội
sản xuất này rất nhiều thằng cũng từng học nghề như tôi và sang Đức lần thứ
hai, khả năng nói tiếng Đức lưu loát hơn tôi, nhưng viết lách thì không thằng
nào bằng tôi. Cũng có chi bộ Đảng gồm những thằng bô đội phuc viên nhưng không
thể lãnh đạo, ra chỉ thị chỉ đạo được vì tiếng Đức ù ù cặc cặc chỉ làm việc như
cái máy. Cũng có chi đoàn thanh niên cũng chẳng làm nên trò trống gì? Tất cả bọn
Việt Nam trong đội chúng nó đều ghét tôi, không sợ tôi lại tỏ ý khinh thường tôi,
cho tôi là một thằng đần ngớ ngẩn chả biết gì. Nhưng chỉ có một thằng rất sợ
tôi, nó luôn luôn xun xoe nịnh bợ tôi, một điều anh hai điều anh và xưng em với
tôi rất ngoan ngoãn chính là thằng đội trưởng. Nó có linh cảm một bóng ma vô
hình, một cặp mắt cú vọ luôn quan sát theo dõi nó, nhất cử nhất động ban lãnh
đạo nhà máy đều biết hết, nó nghi ngờ tôi nhưng không có bằng chứng.
Chính ban lãnh nhà máy phải nhớ ơn tôi, vì tôi đã cứu nguy cho họ hàng nghìn hàng vạn Ost Mark khỏi bị thất thoát do bọn công nhân Viêt Nam nó ăn cắp, bày vẽ cho họ cách xử lý đám dân ngu cu đen này, còn dám phàn nàn với về năng xuất lao động của tôi? Mẹ kiếp 300 Ost Mark lương tháng thì bõ bèn gì ? Tôi cũng đáng giá vạn lần cái thằng T đội trưởng chết tiệt đó của họ. Ngu bỏ mẹ được người ta chỉ bảo bày vẽ cho mà không biết ơn. Đời là như thế đó.
Chính ban lãnh nhà máy phải nhớ ơn tôi, vì tôi đã cứu nguy cho họ hàng nghìn hàng vạn Ost Mark khỏi bị thất thoát do bọn công nhân Viêt Nam nó ăn cắp, bày vẽ cho họ cách xử lý đám dân ngu cu đen này, còn dám phàn nàn với về năng xuất lao động của tôi? Mẹ kiếp 300 Ost Mark lương tháng thì bõ bèn gì ? Tôi cũng đáng giá vạn lần cái thằng T đội trưởng chết tiệt đó của họ. Ngu bỏ mẹ được người ta chỉ bảo bày vẽ cho mà không biết ơn. Đời là như thế đó.
Cho nên
thằng T đội trưởng nó cũng biết thân biết phận không dám đả động gì đến tôi,
mặc kệ tôi muốn làm gì thì làm và đi đâu thì đi, không sinh hoạt đội, không
đóng góp gì cũng lờ đi. Ý nó muốn thông đồng với tôi: Tôi hiểu ông, tôi sợ ông
lắm, tôi van ông, tôi bỏ qua tất cả nếu trong đội có ai kêu ca về ông, như
không chịu đóng tiền lệ phí đội, không sinh hoạt, không hòa mình v. v… nhưng
ông đừng thọc gậy bánh xe vào công việc của tôi, ông hãy để yên tôi cai trị vặt
lông đám lao nô này…Sau này thằng T này cũng có chút công lao nho nhỏ với tôi, nó
phải làm việc cho tôi một cách tự nguyện, tôi có thể xử dụng được một số việc,
năm cuối cùng nó trở thành nhân vật khá thú vị. Tôi biết rõ nó chỉ là thằng tà
lọt muốn làm tay sai chó săn mẫn cán cho sứ quán, nhà máy và chính quyền Đức để
tìm cách thuyết phục tôi về nhà máy làm việc, mặc dù nó phải chaỵ đi chạy lại
mấy lần từ Schwerin và Dresden làm việc với Jugendamt và nhân viên mật vụ Stasi.
Staatsicherheitgeheimdienst (Stasi) nằm ở cơ
quan này phụ trách về vấn đề thanh thiếu niên, theo lệnh sứ quán ép tôi về nước,
không được lấy vợ Đức và ở lại Đức. Nhưng nó cũng bất lực, viết thư yêu cầu tôi
trở về nhà máy tiếp tục làm việc, nhưng tôi không quay trở lại nữa.
Những
tháng cuối cùng trước khi quyết đinh dời nhà máy, thằng T thường kể lể nó từng
làm việc với các cơ quan nhà nước ở Dresden, họ khen anh là người có tài ăn
nói, nói chuyện đến con kiến trong hang trong lỗ tai cũng phải bò ra. Khi nó
biết hóa ra tôi là một nhà hùng biện, nó đang chuẩn bị đưa tôi lên giao nộp sứ
quán thì đã quá muộn. Tôi chỉ im lặng nghe nó nói để phán đoán tình hình và lên
kế hoạch mưu kế, thời gian nào sẽ dời bỏ nhà máy là thích hợp?
Tôi đã học
ông Gia Cát Lượng làm thuyết khách ở Đông Ngô, học Trương Nghi và Tô Tần với kế
hợp tung và liên hoành, kế liên minh các nước trục dọc chống các nước trục
ngang mà tôi đã đọc trong truyện tam quốc và Đông Chu Liệt Quốc từ nhỏ, đẩy hai
nhà nước cộng sản vào thế bí, không thằng nào muốn ra tay trước bắt tôi, thằng
nọ đẩy cho thằng kia ra tay trước, vì sợ lương tâm bị dày vò tàn mạt khi cả hai
đều đọc những lá thư của tôi gửi, bằng tiếng Đức và tiếng Việt Nam, cứ dây dưa
cù nhầy mãi cho đến khi bức tường Bá Linh sụp đổ.
Chắc chắn cũng
có lúc, thằng T nó nghĩ trong đầu: Làm gì thì làm; miễn là tôi không ăn trộm ăn
cắp hay làm gì trái với pháp luật. Coi như không có tôi ở đó. Nó thầm nghĩ: Xin
ông đừng nắm gáy nắm thóp của tôi, ông thích một mình hay lúc nào cũng lầm lũi
tôi cũng mặc kệ ông. Tôi chỉ có khả năng tóm gọn cả đám công nhân lao động và
bắt chúng nó phải bán sức lao động và đóng thuế cho đội cho tôi là tốt lắm rôi.
Dây dưa với ông không khéo mắc vạ vào thân. Ông như một cái kim cực sắc bọc
trong một đống vải xù xì, chúng nó ngu nó không hiểu gì về ông, nhưng tôi hiểu
ông là người như thế nào rôi ?
Đến bây
giờ tôi vẫn ôm bụng mà cười về thằng T đội trưởng, nó khấp khởi mừng thầm khi
sứ quán mua hai xuất vé cho tôi và nó. Nó vui lắm bỗng nhiên cũng được nghỉ
phép để đưa tôi về nước giao cho tổng cục lao động và đào tạo, tiện thể thăm
con mẹ đĩ của nó ở Việt Nam bao năm chờ đợi đã mốc lên rồi.
Mụ Kim Anh
là vợ nhà thơ Tú Mỡ làm ơ ban quản lý lao động, nếu tôi làm lỡ chuyến bay phải
tự trả hết mọi phí tổn. Tôi có thèm bỏ trốn đâu, đúng ngày đó tôi cũng có mặt
tại sứ quán với cô vợ Đức bụng mang dạ chửa kia mà, tôi bực quá cãi nhau với họ
và chạy lên gác trên thấy một ông già nhà quê, không biết làm gì mà thấy một đứa
con gái Đức chừng 15 hay 16 tuổi ở đó, ông già bực mình lắm quở trách nhân viên
cấp dưới sao để cho tôi chạy lên.
Tôi nhớ
thằng Đạt là chi ủy viên trong chi bộ đảng làm công nhân thợ may túi da như tôi
cười bảo: Chuyến này thì có chạy đằng trời, nhưng người yêu của nó là cô Thu
lại tặng tôi hai thước vải hoa, cô Ngân và vài cô nữa đều tặng tôi mấy cuộn
len. Không biết tôi biến đi từ lúc nào mà sáng hôm sau thằng T đến gõ cửa thì
cửa khóa, nó dùng chìa khóa phụ mở ra thì phòng trống trơn, trong tủ hai va ly
quần áo cũng biến mất, chúng nó không biết hai va ly này tôi đã bí mật mang ra
nhà ga xe hỏa gửi đi tuần trước rồi, tôi ở lại đó chỉ là nghi binh mà thôi. Buổi
chiều vẫn thấy tôi chắp tay sau đít đi bách bộ làm như buồn nhớ thương cảnh cũ
đầy kỷ niệm…
Tôi viết
bài luận về tình yêu phần 25 chỉ là để kế tiếp phần 24 mà thôi. Tôi lại hay đi
tàu về Dresden thăm người yêu để thực hiện kế hoạch an cư lập nghiệp ở Đức. Khi
về Dresden gặp Ái Vân, tôi rất yêu nàng thích nàng cũng không dám cho nàng biết
địa chỉ của tôi ở Schwerin, sợ mọi chuyện sẽ đổ bể và tôi sẽ gặp nhiều khó khăn
sau này.
Đừng Trách Anh
Đừng trách anh kẻ chẳng giữ lời
Óc xuy tư mắc vướng điều gì
Vẫn trăn trở nỗi niềm thương nhớ
Lòng rắn đi mà thắm với đời
Em lang thang bốn mùa hoa lá
Hồn vẩn vơ mà vẫn chẳng yên
Cứ hát cứ ca cho đời tạnh gío
Nỗi u sầu sói nát tim gan
Hỡi em yêu suốt đời thương nhớ
Ai thánh thiện mà chẳng khổ đau
Ai cả tin mà không tội lỗi
Trở về đi để được yêu chiều
Ngây thơ vô ý gây nên tội
Bản chất con người chẳng dễ thay
Thủ đoạn mưu mô đầy cạm bẫy
Hỡi em yêu chớ có tin ngay
Trở lại đi em, trở lại đi!
Chồng con em vẫn ngóng từng ngày
Đừng làm thế nhé, anh buồn lắm
Em hạnh phúc thì anh mới vui
Đói khổ gì đâu mà nuối tiếc
Cả thời vang vọng của ngày xưa
Trở về đi để mà hồi tưởng
Viết sách cho đời kể chuyện xưa
Trở về đi một chút cho tình
Vì tấm lòng xa nhớ của anh
Em hạnh phúc là anh thích nhất
Như cây khô lá laị đơm cành
12 .2. 08
Lu Hà
Lời Thất Hứa
Anh đã hứa trước bàn dân thiên hạ
Là chẳng bao giờ thơ phú với em
Chỉ khoan sâu vào một nỗi ưu phiền
Đã chôn sống trái tim người lãng tử
Anh đã sợ chính cả lời anh nói
Cả lời thơ tứa máu khoan sâu
Thọc muĩ dao vào một nỗi u sầu
Âm ỉ maĩ tâm hồn người viễn xứ
Anh sẽ biến thành một con rắn độc
Dữ dội điên cuồng cắn hết đau thương
Và đập tan những sủng ái vô thường
Cho thiên hạ quay đầu về sự thật
Hỡi những kẻ điêu ngoa đầy thủ đoạn
Chẳng có gì đâu đừng có mơ màng
Hợm hĩnh hám danh kể lể dài dòng
Cho thiên hạ mua thứ đồ giả dối
Ai mà hiểu những si mê cuồng vọng
Chẳng ái ân nó sỉ nhục tình yêu
Bao lời thơ giả dối với yêu chiều
Hỡi hoàng tử nàng thơ ngày tận số
Còn rên rỉ sinh ra từ tiệc rượu
Thiếu mồ hôi hơi thịt chó cay nồng
Anh yêu em khóc lóc với tình thương
Kẻ đói khát đi tìm mùi danh vọng
Anh đã hứa nhưng laị rồi thất hưá
Vẫn yêu em nhắn nhủ với lời thơ
Nhớ thương anh em hãy trở về nhà
Và hát mãi baì tình ca muôn thuở.
12.2.08 Bút danh Lu Hà
Giải nghĩa: Bài thơ này còn có ý trách cả Xuân Diệu, không hiểu gì về tình
yêu, không đau khổ bi lụy về tình nhưng laị hay kể lể về tình yêu, chỉ vì tiếng
khen và danh vọng hão huyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét