Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

Chí Nam Nhi Và Bả Công Danh Hư Ảo

 

Bình thơ Giang Hoa và Lu Hà

 

 

Vó Ngựa ...

 

Đường xa vạn nẻo trút cơn sầu

Vó ngựa chân dừng giữa bể dâu

Đứng giữa thôn làng quay cổ lại

Nhìn ngang thục nữ bước qua cầu

Cương ghìm tráng sĩ tay cầm nỏ

Mũ chếch anh hùng mặt trổ râu

Hảo hán ngơ về nơi đã hẹn

Tình xưa nghĩa ấy mộng duyên đầu …

 

29.05.2016 Giang Hoa

 

 


Hư Danh Mây Khói…

Họa thơ Giang Hoa: Vó Ngựa…

 

Lã chã sương trăng cuộc thảm sầu

Hằng Nga buồn tủi cánh đồng dâu

Khói vương đèn sách chân dừng bước

Sương ảo công danh áo vướng cầu

Tư Mã vinh hoa đen bút mực

Đào Tiềm đàn hạc bạc chòm râu

Cổ kim ngơ ngác đi đâu đó

Nhân thế xôn xao trọc lốc đầu….

 

29.5.2016 Lu Hà


Giang Hoa xướng thì Lu Hà họa lại theo vần. Nhưng tư tưởng suy tư của hai bài đường thi đối lại nhau. Một bên ca ngợi công danh chí tu mi nam tử phải biết sống làm nở mặt nở mày cho bản thân mình, rạng rỡ với núi sông, một bên tu tiên đắc đạo chê bai vinh hoa phú qúy muốn sống đời tao nhân mạc khách ẩn dật sớm tối vui vầy an nhàn trong lời ca tiếng nhạc khúc thơ ngâm.

Tiêu biểu cho kẻ sĩ đạo lập thân là cụ Nguyễn Công Trứ.

“Miền hương đảng đã khen rằng hiếu nghị

Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường

Khí hạo nhiên chí đại chí cương

So chính khí đã đầy trong trời đất.“

Nhưng 7 vị hiền nhân gọi là Trúc Lâm Thất Hiền thì lại khác.
Bảy ông Hiền nầy có cùng một chí hướng, tu theo đạo Tiên, đàm đạo quanh một cái bàn, vào thời nhà Tấn bên Tàu, tức là vào thời Tư Mã Chiêu, con của Tư Mã Ý. Bàn về những vấn đề thanh cao, những tư tưởng siêu việt,  nhóm đại diện cho phong trào sống nghệ thuật phong lưu theo tự nhiên, để cho tình cảm lãng mạn nẩy nở tự do, không chịu gò ép trong lễ nghi hay giới luật. Họ né tránh con đường công danh và cho đó là bả phù hoa phù phiếm.

 

Cũng chỉ vì nặng chữ công danh sự nghiệp của nho giáo mà nhiều người đã làm dụng nó để mưu lợi cá nhân bất kể gieo mầm tang thương cho thiên hạ nhân quần. Thời xuân thu loạn quốc có hai nhân vật nổi tiếng mồm mép là Trương Nghi và Tô Tần làm nghề buôn nước bọt chuyên lang thang các nước thuyết khách xui người ta đánh nhau, Trương - Tô mỗi người một phe. Nổi tiếng nhất cái khoa chém gió là đạo sĩ Gia Cát Lượng tức Khổng Minh thời Tam Quốc. Chính Gia Cát Lượng là kẻ cố đấm ăn xôi biết nhà Hán suy tàn mà vẫn ra công vị nể chút tình riêng mà giúp Lưu Bị một anh chàng bán chiếu, bán dép lai lịch bất minh cho là tôn thất nhà Hán. Trong khi đó Tào Tháo chủ trương hòa bình chăm lo sản xuất khai khẩn canh tác.  Anh phải biết xu thế thời đại mà thuận theo cái máy trời theo lẽ tự nhiên chứ?

 

Cụ Nguyễn Khuyến bất mãn vì tài sức có hạn nên cáo quan về nhà trong khi còn rất trẻ lại giả ngây gỉa ngô điếc lác để khỏi cùng với bộ máy tay sai tà quyền vua quan nhà Nguyễn ôm chân bợ đỡ thực dân Pháp , cũng gọi là đáng khen

 

Nguyễn Khuyến:

Thu vịnh

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc ánh trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào ?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. *

 

* Ông Đào: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao.

 

Giang Hoa:
“Đường xa vạn nẻo trút cơn sầu

Vó ngựa chân dừng giữa bể dâu“

Lu Hà:

“Lã chã sương trăng cuộc thảm sầu

Hằng Nga buồn tủi cánh đồng dâu“

 

Hai câu câu đề cả Giang Hoa và Lu Hà mô tả chấm phá nên cảnh ngộ chinh nhân chinh phu: Đường xa, lã chã sương vó ngựa người chiến binh và nàng Hằng Nga ám chỉ hình ảnh người thiếu phụ cô đơn bởi cuộc thế thương hải tang điền oán sầu , chia đàn x ẻ nghé mất mát ly tán...

Bây giờ xét tới hai câu thực, cũng vậy. Giang Hoa và Lu Hà đều mang cùng một tâm trạng bâng khuâng suy tư về con đường mình theo đuổi bấy lâu nay.

 

Giang Hoa:

“Đứng giữa thôn làng quay cổ lại

Nhìn ngang thục nữ bước qua cầu “

 

Lu Hà:

“Khói vương đèn sách chân dừng bước

Sương ảo công danh áo vướng cầu “

 

Chàng tráng sĩ trẻ tuổi bồi hồi đi không nỡ ngoái đầu nhìn người vợ người yêu lặng lẽ âm thầm bước qua cầu…. Chàng hồi tưởng đến những năm tháng rùi mài kinh sử từ chuơng trích cú màn sương ảo công danh sự nghiệp còn vương vấn chân cầu như Tư Mã Tương Như thề không có áo kinh cừu trắng mặc không có xe ngựa béo trở về thì sẽ không qua cây cầu đầu làng nữa. Tất cả là một cu ộc tranh đấu vật lộn nội tâm ra đi kiếm chút công danh hay ở nhà với vợ cha mẹ họ hàng làng xóm thân yêu....?

Tiếp theo xin bàn tới hai câu luận tán dương thêm con đường đi tìm công danh hay ở nhà vui thú điền viên hoặc lánh xa thế tục lên núi tu tiên cầu đạo?

 

Giang Hoa:

“Cương ghìm tráng sĩ tay cầm nỏ

Mũ chếch anh hùng mặt trổ râu“

 

Lu Hà:

“ Tư Mã vinh hoa đen bút mực

Đào Tiềm đàn hạc bạc chòm râu“

 

Thấy chưa Giang Hoa thì ghìm cương tráng sĩ tay cầm nỏ, đội mũ bạc,mũ sắt tùy theo cấp bậc, hàng tướng soái có thể dát vàng oai phong lẫm liệt, dáng vẻ cao nghạo kiêu hùng mặt trổ đầy râu ghê gớm dữ tợn như Truơng Phi,Lý Qùy hay đẹp trai đẹp lão như Quan Vân Trường, Hoàng Trung. Nhiều vị qúy bộ râu như bảo vật còn có túi râu. Lu Hà thì ngược lại thì chả tướng tá gì mà mô tả cái anh chàng Tư Mã Tương Như coi chuyện đỗ đạt như lẽ sống đen bút mực hao tâm tổn trí cũng không bằng ông Đào Tiềm vào núi sớm tối vui với cỏ cây hoa lá đàn hạc, tự đắc ý hài lòng về mình thanh bạch vuốt chòm râu học theo Lão Trang...

 

Cuối cùng là hai câu kết, ta hãy đọc xem để biết về thế giới quan và nhân sinh quan của Hà Công Tử và Giang Cô Nương nhé. Thấy cái thâm thúy của thi đường chỉ có 8 câu thôi mà tư tưởng mênh mông bao la vô cùng.

 

Giang Hoa:

“Hảo hán ngơ về nơi đã hẹn

Tình xưa nghĩa ấy mộng duyên đầu …“

 

Lu Hà:

“ Cổ kim ngơ ngác đi đâu đó

Nhân thế xôn xao trọc lốc đầu….“

 

Hảo hán là từ này của Tàu nôm na theo tại hạ nghĩ: Hảo là tốt, Hán có lẽ tu mi nam tử Hán chỉ con cháu của Hán Cao Tổ Lưu Bang chém rắn trắng khởi nghĩa do Lữ Hậu vợ họ Lưu bịa ra mà thôi, cốt để thu phục lòng dân diệt nhà Tần và đối đầu với Hạng Võ. Trong truyện Thủy Hử của Thi Nại Am có ca ngợi anh chàng thư lại quèn ở huyện Vận Thành tỉnh Sơn Đông tên là Tống Giang. Anh ấy đi đến đâu người ta cũng lạy anh ấy như tế sao coi là anh hùng hảo hán bậc nhất, họ bảo ràng : Tống công minh Tống Giang là người trọng nghĩa kinh tài cứu khổn phò nguy . Thực tế võ không bằng Lâm Sung mưu trí không bẳng Ngô Dụng và Công Tôn Thắng. Anh chàng bán dép Lưu Bị cũng vậy đánh đâu thua đấy như có chiêu khóc lóc thì giỏi khi gặp người hiền tài, nên cũng coi là anh hùng hảo hán. Theo tại hạ cả Lưu Bị và Tống Giang là hai con người giỏi về khoa tâm lý học có con mắt tinh đời biết trọng dụng người tài thu phục họ làm vệc làm tay sai thủ hạ cho mình mà thôi. Lưu Bị và Tống Giang cũng có nhiều sai lầm cơ bản và rất bảo thủ không như Tào Tháo biết thay đổi tư duy phù hợp với thời cuộc. Nếu là anh hùng hảo hán thì chẳng ai xa lạ chính là ông Trần Bình Trọng và ông Trương Công Định của Việt Nam.

 

Tống Giang lừa rất nhiều người lên Lương Sơn Bạc cuối cùng lại lẩm cẩm chiêu an để mắc lừa Vua Tống đánh thuốc độc đếnchết. Trong khi Phương Lạp là người anh hùng nghĩa khí hùng cứ một phương, có một triều đình hai bên văn võ thì lại mang quân đánh người ta.  Võ Tòng, Lỗ Đạt, Lâm Sung  hiểu rất rõ, hạn chế tư tưởng thơ lại sai lầm cơ bản của Tống đại ca, nhưng vì chữ trung nghĩa tín trói buộc mà nh ắm mắt nghe theo .  Gia Cát Lượng mưu trí thao luợc như vậy cũng không thức thời hiểu chế độ xã hội bằng Tư Mã Ý.

Vậy tại hạ mới định nghĩa người anh hùng hảo hán thoáng rộng hơn là những người dám làm những việc có lương tâm hữu ích cho xã hội nhân quần mà kẻ khác không dám làm thì họ là anh hùng .

 

Người anh hùng của Giang Hoa ngẩn ngơ nhìn về nơi hò hẹn ngày xưa ong lơi bướm lả dưới ánh trăng vàng nhớ lại giấc mộng ái ân thuỏ ban đầu, nay buộc lòng cắt dải áo bào ra đi vì tiếng gọi của công danh hay hồn thiêng sông núi...Còn Hà thi sĩ thì cho rằng trừ cái chuyện nghĩa vụ công dân ra khi tổ quốc bị xâm lăng còn anh bỏ vợ bỏ con bỏ cha mẹ chỉ vì một chút công danh sự nghiệp đàn ông cho được nở mặt nở mày thì kim cổ xưa nay chỉ là cái bả vinh hoa quyến rũ rồi vinh hoa phú qúy bổng lộc chưa thấy mà chỉ là thân tàn ma dại bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc bệnh tật ghẻ lở râu tóc rụng trụi đầu. Hai bài thi đường này hay đó nhiều ý nghĩa tả tình tà cảnh hay, nên biết điều mà tôn trọng chứ còn mang cái đầu óc thiển cận của mình ra ma chê bai khinh rẻ cũng không nên.

 

30.5.2016 Lu Hà

 

 





 

 





 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét