Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 52


Sầu Ly Ai Oán (4)

Thiết tưởng tâm hồn chúng ta lẽ naò lại chai sạn không thể rung cảm mà không choáng ngp chìm đắm trong lời thơ, giọng ngâm của Thu Hà, trong tiếng nhạc nền sầu thảm bi ai oán hận như người cung nữ trong cung cấm hay người thiếu phụ chờ chồng trong hai tác phẩm kinh điển Cung Oán Ngâm Khúc và Chinh Phụ Ngâm ở video số 3. Thơ và ngâm thơ như thế mà vẫn còn chê thì không biết như thế nào mới là hay? Ai có thể đủ trình độ tài năng để định gía chung cho tiêu chuẩn nghệ thuật? Bây giờ mời các bạn nghe tiếp video số 4 của Thu Hà, nhẩn nha dừng lại để đọc những lời bình giảng của tôi về ý nghĩa của những câu chữ trong thơ. Tôi chỉ tập trung  vào những chữ những câu mà tôi cho rằng khó hiểu để Thu Hà và mọi người thẩm thấu hết cái hay vẻ đẹp của chữ viết và tiếng nói Việt Nam. Tôi không như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tuyên bố thẳng thừng nhạc ông ta viết ra cấm hỏi ý nghĩa :

- Tôi viết nhạc ra mọi người thưởng thức, còn tôi không bao giờ giải thích ý nghĩa là tôi muốn thử trí thông minh của các bạn.
 Lu Hà tôi lại nghĩ ông Trịnh này trí trá không dám thừa nhận mình học thức kém cỏi, chữ nghĩa nghèo nàn. Còn Phạm Duy thì nói thẳng:
- câu chữ đó trong bản nhạc này chính tôi cũng không hiểu, tôi thấy nó hay hay nên cứ viết vào.

Còn tôi đảm bảo những gì tôi viết ra mỗi câu chữ đều có ý nghĩa giá trị của nó. Giống như các công dân trong một quốc gia, đều có quôc tịch, có địa chỉ số nhà có ngày sinh tháng đẻ. Hợp chủng quốc hoa kỳ không chấp nhận các quốc gia có những công dân không quốc tịch, không có giấy khai sinh, không tên tuổi, không biết mình là giống người nào, thuộc dân tộc nào. Họ chỉ là những con thú hoang trên trái đất này.
Một người được sinh ra ở đâu, thì nơi đó thường là quốc tịch của anh. Chính quyền nơi đó phải có nghĩa vụ cấp giấy khai sinh cho anh. Nếu cha mẹ sinh con mà không trình báo thì phải phạt tiền cha mẹ, chứ không thể có chuyện cha mẹ đến trình báo mà nhân viên nhà nước không chịu cấp giấy khai sinh vì không có tiền bôi trơn tiền chè nước.

Nhờ có nghệ sĩ Thu Hà ngâm thơ mà tâm hồn tôi được chắp cánh bay cao. Tôi đã viết đến nay được 52 phần bình giảng thơ ngâm. Tùy theo độ dài ngắn của bài thơ và video mà có phần tôi dồn vào từ 2 đến 3 bài thơ cần bình giảng. Riêng các video về trường ca  Sầu Hận Ai Oán tôi viêt mỗi phần một video.  Kể cũng hơi tiếc ngày xưa Thu Hà không biết tận dụng lợi thế của Youtube, Thu Hà chỉ ngâm vào Facebook. Nên các phần bình giảng từ phần1 đến phần 44 tìm laị các video ngâm thơ không còn nữa. Không lẽ bảo Thu Hà ngâm lại là một việc không nên, cái quan trọng là có các bài bình giảng đã được viết ra rồi. Đây không hẳn là bình thơ để tự khen thơ mình hay, mà mục đích chính của tôi là giải thích ý nghĩa câu chữ khó hiểu mà tôi viết ra. Giống như sửa một cái áo, một cái đài thì thà rằng ta mua một cái mới toanh. Nên Thu Hà nếu còn muốn ngâm thơ tôi nữa thì ngâm những bài mới để tôi bình giảng và rút kinh nghiệm nên cho tất cả vào Youtube là một kho lưu trữ miễn phí trên mạng Internet.

“ Ngọn đèn leo lắt lầm rầm
Bát nhan tàn muội tím bầm ruột gan
Bụi hồng vó ngựa quan san
Ghập ghềnh sỏi đá thông ngàn gió khơi“

Ngọn đèn dầu leo lắt lầm rầm là tôi học theo lối viết theo trường phái thơ tượng trưng mà các bậc tiền bối như Xuân Diệu thường hay viết: Hôm nay mặt trời đi ngủ sớm. Còn Hàn Mạc Tử thì trăng sờ soạng trăng thổ huyết. Ngọc Hân sống trong cảnh  bần hàn, không  đủ tiền mua hương cúng chồng. Ngọn đèn như muốn chia sẻ với nàng mà có tiếng khấn lầm rầm. Tôi muốn dùng ngọn đèn để mô tả nỗi thống khổ của Ngọc Hân. Nếu tôi viết ngọn đèn tù mù thì chỉ mô tả riêng ngọn đèn đó thôi. Ý nghĩa và cái hay của câu thơ sẽ kém đi. Lối thơ văn tượng trưng này không phải nhập cảng từ phương Tây với tập thơ ngụ ngôn của La Fontaine mà các cậu tú cô chiêu trường Tây lầm tưởng mà đã có từ rất lâu đời ở Việt Nam như người đàn bà đẻ ra cái bọc có 100 quả trứng, tượng trưng cho tình đoàn kết dân tộc, chuyện cái chén ngọc của nàng Mị Nương mỗi khi rót nước vào lại hiện lên thấy bóng dáng chàng Trương Chi chèo thuyền hát và thổi sáo tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Chuyện sự tích trầu cau cục đá vôi tượng trưng cho tình anh em họ hàng máu mủ.

Bát nhan để cắm hương muội tàn như tôi đã viết về Hữu Loan về thăm mộ vợ:
“Tôi xin phép về làng thăm mộ
Mẹ tôi ngồi bên hố thương đau
Chiếc bình hoa cưới úa màu
Muội tàn bám lạnh dãi dàu năm xưa”

Hoàn cảnh nàng Ngọc Hân lúc đó tội lắm, trốn chui trốn nhủi tiền đâu mà mua nén hương thờ chồng, có bát cơm trắng quả trứng gà luộc mà gọi hồn ông Nguyễn Huệ về ăn hơi? Nhìn bát hương giá lạnh mà lòng nàng cũng giá lạnh căm tức Gia Long đã làm nhục em gái mình là nàng Ngọc Bình, chu di tam tộc cả nhà ba anh em Nguyễn Huệ, cả nhà các tướng lãnh Tây Sơn hàng trăm hàng ngàn người già trẻ từ em bé thơ mới ra chào đời đến các cụ phụ lão râu tóc bạc phơ vào chảo dầu vạc nấu voi dày ngựa xéo mà tím bầm cả ruột gan nàng Ngọc Hân. Bụi hồng nghĩa là bụi đỏ do chữ hồng trần mà ra, một chốn đôi nơi quê hương cách trở.

“ Thuyền đò cách trở chơi vơi
Hai con nhỏ dại khóc cười bơ vơ
Xa xăm chàng có đâu ngờ
Bỗng dưng đời thiếp xác xơ thế này

Bồ hòn ngậm đắng nuốt cay
Triều đình đổ nát vần xoay gian thần
Tôi trung kẻ sĩ mất dần
Tây Sơn chán nản xa gần lao đao

Mặc cho họ ngoại xới cào
Nỡ nào để giọt máu đào chảy xuôi
Tình thâm cốt nhục than ôi !
Tham quan ô lại thịt xôi bầy đàn“

Đại gian thần Bùi Đắc Tuyên, nhờ có em gái là Bùi Thị Nhạn là Hoàng hậu của vua Quang Trung, cháu ruột là Nguyễn Quang Toản lên ngôi vua, ông được phong chức Thái sư. Bùi lộng quyền, gây bè phái ai theo phe thì được ưu đãi, chống lại thì bị ám hại. Võ Văn Cao tính cương trực, nhân dịp về cư tang mẹ ở Phú Yên, ở lại nhà không ra làm quan nữa. Lê Văn Hưng là một trong hàng Tây Sơn thất hổ tướng. Bùi ghép tội là không thỉnh mệnh trước, tâu vua chém đầu răn chúng. Thế mà Quang Toản cũng nghe theo, quan Phụ chính Trần Văn Kỷ can gián, bị Tuyên giáng chức, đày ra coi trạm Hoàng Giang.
Nhưng vỏ quít dày có móng tay nhọn. Vũ Văn Dũng là chiến hữu thân cận của vua Quang Trung vào nửa đêm cùng 3 tướng đem quân vây bắt Thái sư Tuyên. Bắt Tuyên xong, Võ Văn Dũng cử Nguyễn Văn Huấn vào Qui Nhơn bắt con Tuyên là Bùi Đắc Trụ đang cầm quân ở đấy và làm một chiếu chỉ giả ra Bắc Hà bắt Ngô Văn Sở.
Võ Văn Dũng phao tin cha con Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở tội mưu phản, đem đóng cũi nhốt rồi dìm xuống sông Hương cho đến chết. Có người làm thơ về Bùi Đắc Tuyên:

Cậy chức Thái sư Bùi Đắc Tuyên?!
Cậu vua tác quái, lại chuyên quyền?!
Tây Sơn lủng củng, nhiều chua chát!
Vua trẻ ngậm ngùi, cảnh đảo điên?!

Khi vua Quang Trung mất Quang Toản mơí có 9 tuổi, lớn lên trong vòng tay kiềm tỏa của đại gian thần Bùi Đắc Tuyên. Toản dại dột nghe Tuyên ám hại các trung thần như tự chặt hết chân tay mình, cả đến ông bác già Nguyễn Nhạc cũng bị Toản làm khó dễ.
nàng Ngọc Hân đã thấy rõ cảnh triều đình đổ nát nên nàng không tin tưởng vua Quang Toản sẽ giữ được cơ nghiệp của cha khó công gây dựng.

“ Qui Nhơn thành quách lụi tàn
Màn trời chiếu đất khóc than dân tình
Hùm beo Gia Định rập rình
Làm sao cự nổi thất kinh ngai vàng“

Hùm beo Gia Định chỉ lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh đang dơ nanh múa vuốt sâu xé ngai vàng của vua Cảnh Thịnh

“ Trăm năm sự nghiệp phũ phàng
Nghìn năm tiếng để bẽ bàng đế vương
Hồn thiêng chín suối tỏ tường
Bát cơm chén nước khói hương cúng rường“

Vua cha Quang Trung muốn nghiệp đế vương bền vững trăm năm nhưng sự thật cay đắng phũ phàng 20 năm vó ngựa tung hoành gian lao vất vả trong nam ngòai bắc đánh đông dẹp tây bình nam phá bắc, nhưng chỉ ngồi ngai vua trị vì được 3 năm thi yểu mệnh qua đời. Chết không nhắm được mắt, dưới suối vàng không thể ngậm cười chắc linh hồn ông cũng cảm thấy bẽ bàng cho thằng con bất tài ngu dốt nghe theo lời kẻ xu nịnh gian thần mà thiêu cháy cả sự nghiệp của ông.

“ Người khôn kẻ khó qua đường
Sẻ san chia sớt tình thương mặn mòi
Cô đơn bồ liễu lẻ loi
Chuông chùa Thiên Mụ thiệt thòi lan xa”

Thật sự lòng người dân Việt rất công bằng, dưới các triều đại nhà Nguyễn ra sức cấm đoán lăng mạ hạ nhục gọi triều Tây Sơn là ngụy triều, gọi anh em Nguyễn Huệ là giặc cỏ. Nhưng số đền thờ tưởng nhớ nửa công khai nửa bí mật thờ cúng Nguyễn Huệ, Ngọc Hân, anh em Tây Sơn, các tướng lãnh Tây Sơn vẫn nhiều hơn số đền miếu các vua Nhà Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Nhiều trí thức học giả và các tầng lớp nhân dân tiểu thương Hoa Kiều vẫn hoài niệm về chế độ triều vua Quang Trung.

“ Còn đâu mình ngọc da ngà
Sắt cầm dìu dặt thiết tha thuở nào
Thu ba vàng võ hư hao
Nửa vầng trăng khuyết lệ trào mưa sa“

Mình ngọc da ngà chỉ sắc đẹp của người phụ nữ. Nhưng đối với nàng Ngọc Hân cuộc sống kham khổ lẩn trốn sẽ không còn như xưa. Ngoài ra phải tự mình bôi đen làm cho mình dơ dáy để che mắt quan quân nhà Nguyễn. Sắt cầm là hai thứ đàn cổ hòa thanh với nhau để ví như tình vợ chồng đôi lứa ân ái hòa hợp với nhau. Theo sử sách vua Thuấn chế đàn cầm 5 dây, đến đời Chu thêm 2 dây nữa là 7.
Nguyễn Du từng viết:
“Chàng dù nghĩ dến tình xa
Đêm tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ“

Thu ba chỉ ánh mắt long lanh của người con gaii đẹp. Khóe thu ba gợn sóng kinh thành. Nhưng với Ngọc Hân đã thành vàng võ hư hao, như nửa vầng trăng lá rụng mùa thu dưới giọt mưa sa.

“ Luân hồi trong cõi ta bà
Kiếp sau gặp lại xót xa yếm đào
Hàn huyên chồng vợ nghẹn ngào
Vòng tay ôm ấp thì thào gió mây

Bần thần giây phút ngất ngây
Nỉ non chưa hết vui vầy biệt ly
Giận hờn xé mảnh tang y
Mong chi cánh nhạn kinh kỳ giọt sương“

Hai khổ thơ này Lu Hà tôi, đã để cho Nguyễn Huệ và Ngọc Hân gặp nhau trong mộng mị ở một ngôi chùa nhỏ bé nghèo nàn. Tả cảnh hai người ân ái  giống như trong những giấc mơ đi hoang gặp tiên của tôi. Nhưng chỉ là mộng thôi khi tỉnh dậy nàng chẳng thấy chàng đâu? Trong giây phút bấn loạn cùng cực nàng tự dày vò mình vật vã xé áo xé cả mảnh khăn chùm đầu giả làm ni cô. Nàng lại mong có con chim nhạn sa xuống mái hiên để nàng cắn cho đầu móng tay chảy máu ra như nàng Chiêu Quân viết bức thư tình gửi cho Hán Nguyên Đế. Một mối tình dang dở hẹn ở kiếp sau

Lu Hà tôi hay mơ tiên và thường xuyên gặp tiên luôn. Bậc tiền bối ngày xưa dẫn dắt Lu Hà tôi có ba Cụ một Việt hai Tàu tên là Tản Đà, Bạch Cư Dị và Lý Thái Bạch.

Bài thơ lạc cảnh tiên bồng đầu tiên viết vào năm 2008 kỷ niệm với một người phụ nữ đám cưới trên sông Ngân Hà. Sau đó là hàng loạt những bài thơ tiên. Thú vị nhất là sau khi xem phim chưởng của Tàu về bà Dương Qúy Phi, đêm tôi nằm mơ thấy mình là Vua Đường Minh Hoàng rơi từ một đỉnh núi cao như Hy Mã Lạp Sơn, linh hồn tôi bay vun vút như cánh chim phượng hoàng, vượt qua núi đồi đồng ruộng bao la qua biển Bột Hải tới nơi mù suơng tiên cảnh. Tôi đứng thập thò ở một cánh rừng thì thấy một cung nữ thướt tha yểu điệu tới hỏi: Có phải khách thơ từ hạ giới tới thăm không? Cung Chủ sai tiểu nữ tới đón ngài, xin rước ngài vào trai phòng thưởng trà.

Lu Hà tôi lầm lũi theo chân tiên nữ áo xanh. Một cung điện nguy nga lộng lẫy không một bóng người. Thoáng thấy lành lạnh sởn cả gai ốc, lông chân như dựng đứng cả. Rồi từ trong rèm bước ra là một bà tiên chừng 40 hay 42 tuổi mà hương sắc mặn nồng làn môi đỏ thắm đường nét uốn cong, sắc nước nghiêng thành quyến rũ vô cùng.

Lu Hà tôi khúm núm chắp tay vái chào. Cung chủ mỉm cười mới đó mà đã quên nhau rồi ư? Thiếp là Dương Ngọc Hoàn, từng được chàng sủng ái gọi là Dương Qúy Phi ngày xưa đó. Hôm qua Thái Thượng Lão Quân có sai Tôn Ngộ Không tới báo là chàng sẽ ghé thăm.

Phòng rộng mênh mông cột sơn son thiếp vàng mấy người ôm không xuể, một cái gường thất bảo rộng chừng 6 mét, dài 8 mét. Lu Hà tôi sửng sốt trong đời chưa thấy bao giờ nhìn thấy, chỉ dám rón rén ngồi ở góc đầu giường. Tiên bà vẫy tay, lại gần đây thiếp cho xem cái cái này, thì ra một cái tráp ngà trong đựng đôi xuyến vàng và cái trâm bạc.

Một lúc sau thấy cung nữ áo xanh bưng một mâm hoa qủa, rượu hồng đào hai cái chén ngọc nhỏ. Tiên bà nhỏ nhẹ: Đào này gọi là đào trường thọ mới hái từ vườn bà Tây Vương Mẩu đó. Xin mời chằng nếm thử.

Lu Hà tôi thẫn thờ chả thiết gì ăn uống cứ đau đáu nhìn bà tiên mà lửa lòng trỗi dậy. Tiên bà hiểu ý, thiếp đã chứng quả tiên nhân cốt đạo gọi là Thái Chân rồi, bây giờ phong là Cung Chủ ở nơi tiên đảo này, chuyện ái ân chăn gối như ngày xưa xin chàng hãy lượng thứ cho.

Thôi để chàng vui có bầy cung nữ múa điệu nghê thường mà chàng từng phổ nhạc theo thơ Lý Bạch đó.

Sau điệu vũ y Lu Hà tôi đứng dây cáo từ để về hạ giới. Nếu trời sáng mà không về thì hồn viên tịch luôn. Thái Chân bịn rịn hai dòng nước mắt tuôn trào. Lu Hà tôi theo cung nữ áo xanh ra khỏi cung điện, đứng trên mỏm đá vách núi cao dựng đứng. Tiên nữ chỉ tay xuống biển, hỏi có nhìn thấy hai con rồng đang rỡn nước phía dưới không? Lu Hà tôi rướn cổ nhìn đâu đâu?
Bỗng nàng tiên nữ đẩy Lu Hà xuống vực sâu, kêu ối một tiếng thì ra là mộng, toàn thân đổ mồ hôi ướt như tắm.

“Ngàn lau xa lắc thê lương
Cõi trời thăm thẳm dặm trường mù tăm
Tơ giăng cái kén dâu tằm
Cuốc kêu khắc khoải đêm nằm sầu mang

Ai hay mộng mị mơ màng
Nâu sồng ướt đẫm thiếp chàng rời xa
Xôn xao eo óc tiếng gà
Bàng hoàng ngồi dây canh ba não nùng”

Canh ba là lúc nửa đêm khoảng từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng gọi là giờ tý. Theo cách tính thời gian của người xưa trong một ngày đêm 5 canh ngày 6 khắc.

” Ngàn khơi sóng vỗ chập chùng
Bình minh thấp thoáng rợn rùng quân binh
Ngập sâu đồ thán chúng sinh
Cờ đen san sát điêu linh giống nòi”
Khổ này tả tâm trạng Ngọc Hân luôn nơm nớp lo sợ quân lính Nguyễn Ánh bắt được 3 mẹ con nàng để trả thù. Đồ thán có nghĩa bùn than, bùn đen, cả nước ngập trong trong làn sóng khủng bố bắt bớ của triều đình mới. Cờ đen ám chỉ những lá cờ cắm trên những ngôi mộ người chết.

” Hóa công sao nỡ hẹp hòi
Để cho tiên đế về nơi suối vàng
Cơ đồ sự nghiệp dở dang
Nấm mồ vô chủ ngỡ ngàng đồng hoang”

Hóa công hay gọi là máy trời tạo ra vũ trụ vạn vật, nhưng lại hẹp hòi với người có công lao cứu nước giúp đời như Nguyễn Huê, hưởng thọ chỉ có 39 hay 40 năm thôi. Khi ông chết đi triều đình Tây Sơn phải cho xây nhiều ngôi mộ giả khắc tên bia đá, nhưng mộ thật thì lại sơ sài như người thường có khi còn bệ rạc hơn cả người nghèo như một nấm mồ hoang vô chủ để che mắt quan quân Nguyễn Ánh. Nghe nói nhà Nguyễn đã tìm thấy mộ vua Quang Trung và hai người anh Nguyễn  Nhạc và Nguyễn Lữ? Nguyễn Ánh cho lính đi tiểu vào hộp sọ rồi nghiền ra thành bột pha với thuốc súng mang bắn. Không rõ thực hư ra sao có đúng xương cốt ba anh em nhà Tây Sơn không?

4.10.2019 Lu Hà






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét