Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Luận Về Tình Yêu 13




Tình Yêu Là Sự Phối Cảm

Tình yêu là một sự phối cảm giữa hai giống đực và cái. Một tình yêu mộc mạc hoang sơ nhưng trung thành nhất vẫn là tình yêu của loài vật. Hai con rắn độc chung sống lâu năm trong hang tối. Nếu bạn sơ ý giết chết con vợ, thì con đực sẽ tìm cách báo thù. Người ta thường bảo: Hung dữ như loài chó đẻ, vì muốn bảo vệ sự sống của đàn con .


Sự liều mạng để bảo vệ nòi giống và dục tình của mình thì con người có khi vẫn phải học loài vật? Nhưng con người hơn con vật vì có một bộ óc trái tim qúa hoàn hảo. Đặc biệt hơn là những chàng và những nàng thi sĩ, họ thường hay mơ mộng vẩn vơ, đắm đuối về những mối tình đã đi qua, đã chôn vùi vào dĩ vãng.

Thiên Chuá đã ban cho họ một trái tim đa cảm đa sầu. Họ làm thơ để trang trải cho món nợ ân tình, nợ đời mà kiếp này vẫn chưa trả được.Trong dòng đời trôi nổi có hàng vạn hàng triệu người xuôi ngược đi qua, gặp nhau và hờ hững… Nhưng lạ thay vẫn có người chỉ gặp nhau có một lần, chưa kịp đủ thời gian để hiếu về thân thế gia cảnh của nhau. Nhưng họ đã yêu nhau và suốt đời cứ nhớ mãi đến nhau. Phải chăng tiền định họ đã từng có duyên nợ với nhau? Sự linh cảm của tâm hồn và nhạy cảm của trái tim đã mách bảo rằng: Họ đã gặp đúng ý trung nhân? Nhưng thường thường họ lại rất khó lấy được nhau, hoặc nếu có lấy được nhau thì cũng phải trải qua bao khốc liệt tai ương chưa nói là có thể bị mất tính mạng?

Sự ân ái vội vàng, kết hôn vội vàng lại là những mối tình không hạnh phúc.Thường thường người ta muốn được bù trừ, cân bằng lại, sự khập khễnh hụt hẫng của tình duyên trái ngang bằng con đường bon chen làm giàu, tiền của và vật chất.

Sự khát vọng hoàn hảo trọn vẹn của lý trí yêu thương, trái tim đa cảm đã khiến các thi sĩ làm thơ tình. Người công dân tự do làm thơ tình như họ muốn, có gì viết nấy. Còn người thi sĩ dưới chế độ độc tài làm thơ tình còn phải chiụ sự kiểm duyệt của đảng, không khéo còn bị đảng gán cho cái mũ uỷ mỵ tiểu tư sản, không có sức chiến đấu. Lúc nào cũng rên rỉ khóc lóc tức là chống lại đảng, chống lại nhân dân. Làm thơ tình nhưng không có tình người, không có tình yêu nam nữ, chỉ là những câu anh em vu vơ vớ vẩn và hướng vào mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là chính như anh chàng Pavel Corsaghin là nhân vật chínhcủa tác phẩm. Ostrovsky đã xây dựng thành công nhân vật này (chính là hóa thân của tác giả), khiến cho nhiều độc giả yêu quí nhân vật Pavel và phương châm sống của Pavel cũng đã trở thành phương châm sống của nhiều thanh niên thế hệ Pavel: Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.... Ngày nay, khi đọc tác phẩm theo quan điểm rộng hơn, nhiều người cho rằng, cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại còn là cuộc đấu tranh với bóc lột, đói nghèo và bệnh tật, với dốt nát và vô chính phủ, với áp bức và bất công, với chiến tranh và xung đột...Nhưng thực ra có giải phóng quái đâu mà là cuộc đấu tranh đẫm máu để tiêu diệt dần loài người, nô lê, kìm kẹp loài người dưới chế độ chuyên chính vô sản?
Anh chàng hâm hấp dở hơi này giống như hình tượng Lôi Phong của Tàu, Lý tử Trọng, Võ thị Sáu của Việt Nam cũng có người bạn gái chơi thân, cô tên là Tônhia và sau này trở thành người yêu. Tônhia là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó, lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản. Anh trai Pavel cũng theo con đường này. Tônhia rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh và theo anh, không dám yêu một lý tưởng. Nhà Tônhia lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel nói: "Anh trước hết là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng".

Còn tôi chả có lý tuởng quái gì hết gọi là cao siêu, tôi chỉ muốn làm một người bình thường tử tế không thể theo cái trò hề yêu nhau nhưng không quên nhiệm vụ, muốn lấy nhau phải được sự đồng ý của tổ chức. Trần Dần vì tình yêu mà mất Đảng, mất tất cả mọi quyền lợi chính trị. Hữu loan cũng không thoát khỏi cỗ máy nghiền của định mệnh phũ phàng. Đảng đã áp đặt lên cổ các đảng viên thề uống máu moi tim quân thù dưới lá cờ của Đảng, một kỷ luật sắt cấm yêu đương tự do. Đặt tình yêu nam nữ, quyền lợi gia đình, con cái xuống dưới quyền lợi của đảng và cuả nhân dân. Thực ra nhân dân là chính bản thân ta, cha mẹ ta thì có quyền lợi quái gì đâu? Họ tôn xưng những anh chàng thi sĩ đồng tính luyến ái, hoặc những mẫu người gỗ làm thơ cho tình yêu:
Lối s ống tình yêu Lôi Phong cần kiệm đến mức độ, thấy một bàn chải đánh răng của ai đó vứt trong thùng rác, còn dùng được. Lôi Phong nhặt lên, rửa sạch, dùng lại. Buổi tối, anh ta thắp đèn dầu học thuộc trước tác Mao Trạch Đông...Y còn làm thơ " Với đồng chí ấm áp như mùa xuân/ Với việc chung cháy nồng như nắng hạ/ Với chủ nghĩa cá nhân gió mùa thu quét lá / Với kẻ thù như băng giá đêm đông/".Sau này tôi mới biết, đây là " anh hùng"rỏm, tưởng tượng của cộng đảng Tàu nhằm đánh lừa thanh niên Trung Quốc, một tầng lớp bồng bột, háo danh, ưa nịnh... nhằm mục đích phục vụ lợi ích ích kỷ của giai cấp thống trị thiểu số.

Hoặc như những câu đại loại nghêu ngao chói tai như: „Trái tim này giá sẻ làm đôi
Nửa cho đảng và nửa em yêu
Anh dành cho đảng phần nhiều „

Viết như vậy ai bảo là thơ tình, mà thiên hạ cứ gân cổ cãi là thơ tình? Tình ở chỗ nào?
Tôi cũng như các bạn, là những con người bằng xương bằng thịt. Cái cảm quan mạch máu của chúng ta, muốn đưọc yêu thương, nỉ non vỗ về an ủi, chúng ta muốn khóc thì để cho nước mắt tự chảy ra theo nỗi lòng mình. Không cần phải ngó trước nhìn sau xem có đứa nào nhìn trộm thấy mình khóc không? Rồi nó tố cáo lên án chụp mũ nâng quan điểm, vu cáo mình thiếu tinh thần giai cấp, thiếu sức chiến đấu, uỷ mỵ theo đuôi tư sản….

Vì tình mà làm thơ, vì thương vì khổ mà làm thơ. Nàng thơ kiên quyết không chấp nhận ai mạo danh thi sĩ để cưỡng bức hiếp dâm nàng thơ. Lợi dụng, chiếm dụng thân xác nàng để tuyên truyền cổ động, sách động, cho một chủ trương đường lối chính trị nào đó? Bản chất chế độ chuyên chính vô sản, quan niệm về thơ của người cộng sản là như vậy đấy. Họ luôn khoan rùi sâu vào lãnh điạ thiêng liêng nhất của tình cảm là trái tim yêu thương nam nữ. Nàng thơ càng dễ bị các thi sĩ cộng sản hủ hoá, lạm dụng một cách vô tội vạ thiếu nhân cách.Thực ra họ cũng sáng tác rất ít thơ tình. Chỉ một tàu lá đa rơi cuả một đưá trẻ con chưa vỡ bọng mà các thi sĩ cộng sản như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tố Hữu cứ tấm tắc khen nức nở mãi. Tàu lá đa nó rơi kiểu gì thì có là cái quái gì đâu mà cứ cho là những phát hiện quan sát tinh vi, là thơ thần. Thật lố hết chỗ nói.

Bài Gia Huấn Ca là bài thơ hay của cụ Nguyễn Trãi răn dạy con cháu rất chi ly thi không cho học, cứ cho học tinh thần Lê văn Tám, Kim Đồng ma ảo ở tận đâu đâu…?

Tôi viết bài luận này cho những người con trai con gái Việt Nam. Tuổi trẻ bây giờ thường yêu nhau theo hợp đồng, cả hai bên cùng có lợi. Họ tính toán nhiều về kinh tế. Trước hiện trạng các các công ty môi giới dịch vụ lấy chồng nước ngoài để caỉ thiện đời sống gia đình, với cái gọi là chính sách nhân đạo cuả Đảng nhằm xoá đói giảm nghèo. Tôi không phải là một chuyên gia về tình yêu, cũng chả có ý khoe khoang mình có duyên nên mới được lòng nhiều cô nương đâu? Tôi chỉ muốn viết ra chân thành từ trái tim mình .Tự vấn hỏi mình có thật với lòng mình không? Sau đó mới nói đến chữ đấu tranh, yêu nước thương nòi. Dù có mồm mép giảo hoạt đến đâu, mà lòng mình không ngay thẳng thì tự mình dày vò và tự làm khổ mình thôi. Mong các bạn hiểu tôi không phải là kẻ hợm hĩnh lên mặt thuyết giáo về tình yêu lại còn làm cả thơ tình nữa để minh hoạ ra cái điều ta là người hiểu về tình yêu. Pavel hiểu về tình yêu theo kiểu Pavel, còn tôi hiểu về tình yêu theo kiểu tôi.

Theo tôi tình yêu bắt đầu khởi điểm bằng nụ hôn. Nếu mất cái hôn, hoặc hôn hụt có thể lỡ mất cả cuộc đời và hối tiếc ân hận suốt đời. Vây tôi xin tặng các bạn bài thơ về cái hôn.

Cái Hôn

Ra thế cái hôn qúy thế ư?
Mà người quân tử vẫn sầu tư
Băn khoăn cho đến già đời nửa
Chỉ để nói rằng anh vẫn yêu

Yêu em mà laị chẳng nên hôn
Mắc nợ cho nhau chỉ một lần
Em biết em thương mà phải chịu
Cõi trời lồng lộng gió quan san

Khổ ải trùng dương vượt biển khơi
Tìm người trong mộng buị hồng bay
Chen chân theo bước giòng người chạy
Nháo nhác tìm người em đã say

Cái hôn rạo rực buốt lòng ai
Mà chẳng chạm môi để lạnh đời
Nuối tiếc u hoài ba thập kỷ
Bây giờ lên tiếng gọi người ơi!

Người ở phương trời mây tím bay
Tím lòng nhớ lại mới buồn thay
Thì ra như thế là yêu đấy
Mất một cái hôn trói cả đời...

Cái hôn cũng có vạn lần hôn
Da diết yêu thương mộng vẳng hồn
Cũng có cái hôn hờ hững đấy
Như người trong tiệc cưới tân hôn…

Thế đấy cái hôn chiếu lệ thường
Hôn ai giá lạnh cả mùa đông
Nóng lòng em nhớ về phương ấy
Người ấy buồn không có lạnh lòng…?

Người ấy đi xa vẫn nhớ về
Chiều chiều mây tím ở miền quê
Phong lan đang được mùa hoa nở
Nâng cánh hoa rơi lệ ưá nhoè…

Người ấy yêu sao mà khổ thế
Nửa già thế kỷ vẫn còn mơ
Mơ ai trong cõi đời đen bạc
Gặp để cho nhau mộng ngẩn sầu…

Người ấy chậm đi một sát na
Để em lỡ bước một đời hoa
Chần chừ anh để em nhầm bước
Giận giữ qua sông phải lụy đò

Mới biết cái hôn qúy lắm sao?
Mà người quân tử vẫn tôn thờ
Yêu nhau như thế là bi lụy
Suốt cả đời ai khổ đợi chờ…!

16.2.08 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét