Tài Mệnh Tương Đố
“Video 3“
“Xem phong cảnh bồn chồn xao động
Ngọn tiểu khê tiếng trống thu ba
Bâng khuâng sáo trúc ngân nga
Lập lòe đom đóm sập sà mả hoang“
Tiểu khê nghĩa là triền núi thấp, một cái gò hay ngọn đồi
có con suối nhỏ chảy qua. Người Việt Nam có nơi gọi là cái lạch. Sau khi thay mặt
cha mẹ thăm phần mộ tổ tiên xong, ba chị em Vương Thúy Kiều thong thả dang tay
ra về, bỗng nhiên Kiều trông thấy một cái mả hoang, mới dừng lại ghé thăm. Kiều
đã khóc thương và không khỏi cảm thấy ái ngại cho một "kiếp người hồng
nhan bạc mệnh" "nổi danh tài sắc một thì" mà giờ đây "hương
khói vắng tanh". Vốn là một con người giàu nhân ái vị tha thương người, nhạy cảm và tinh
tế nên Kiều cũng đã liên cảm tới thân phận của mình và của những người phụ nữ
khác trong thế gian nay. Cụ Nguyễn Du đã đọc được suy nghĩ tư tưởng của nàng:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng phận bạc cũng là lời chung”
Tôi đã dùng thơ song thất lục bát để miêu tả tâm trạng Kiều
đã gặp âm hồn nàng Đạm Tiên ra sao?
“Cầu tre nhỏ bắc ngang dòng suối
Khí âm u lùa tới vây quanh
Vương Quan mới kể ngọn ngành
Đạm Tiên diễm lệ tài danh uổng đời
Biết bao kẻ một thời mến mộ
Chốn quần thoa rượu đổ thâu canh
Vương tôn công tử yến anh
Hồng nhan bạc mệnh mong manh ái tình
Có người khách ôm hình gấm lụa
Tìm tới nơi giàn dụa thương đau
Phấn son hương sắc phai màu
Bình tan trâm gãy nát nhàu cỏ cây
Khói hương lạnh bấy chầy năm tháng
Kiều nghe ra cay đắng xót xa
Thương nàng kỹ nữ tài hoa
Vân cười chị khéo nhạt nhòa lệ rơi
Dư nước mắt khóc người thiên hạ
Thắp nén hương từ tạ khói bay
Chắp tay khấn nguyện nào hay
Phũ phàng chi kiếp tỉnh say mặn nồng
Đời mòn mỏi má hồng son phấn
Vẫn trắng tay tủi hận đêm trường
Không chồng tiếp khách thập phương
Thác đày âm phủ thê lương não nùng”
Thơ viết rất dễ hiểu, đọc lên là hiểu ngay. Tôi chỉ muốn
bàn đến vấn đề chính, cốt lõi của các khổ thơ mà thôi. Liệu có ma và âm hồn
không?
Tôi xin trả lời ngay. Có ma có âm hồn, chắc chắn là như vậy.
Chúng ta đang sống trong một thế giới vật chất sinh trưởng hoại diệt theo đúng
chu kỳ biến hóa của tự nhiên, trong nhà Phật gọi là vô thường. Nên không hiểu
nhiều về thế giới vô hình. Khoa học thực nghiệm cũng bó tay không thể nào giải
thích nổi các hiện tượng tâm linh thần thánh.
Con người ta có 3 phần xác, hồn hay vía và trí. Xác chỉ là
tạm bợ linh hồn trú ngụ ẩn náu trong đó. Xác có thể thối rữa, chết đi thì hồn
lìa khỏi xác.
Mảnh Hồn Bơ Vơ
Sức đã kiệt máu tươi cũng cạn
Trút hồn đau lận đận bơ vơ
Nhạt nhoà trong gió sương mờ
Lang thang khắp nẻo biển mù bến mơ
Hồn còn nhớ biết bao người nưã
Đẹp kiêu sa một thuở bồi hồi
Giờ đây hấp hối chia phôi
Hồn lià khỏi xác về nơi chốn nào?
Nghe nức nở bơ phờ mệt mỏi
Hồn hết rồi đắm đuối thương yêu
Còn đâu vào những buổi chiều
Thướt tha chan chưá dáng Kiều cười tươi
Sầu vô hạn rã rời cây cỏ
Còn em sao chẳng có chút gì
Xôn xao ong bướm thầm thì
Côn trùng rên rỉ đầm đià hạt mưa!
cảm tác khi đọc thơ Hàn Mạc Tử: Trút Linh Hồn
16.15.2012 Lu Hà
Hồn Được Giải Thoát
Ta há miệng cho hồn vang vọng
Trời thiêng liêng muôn trượng tầng mây
Mừng vui hư lãng cuồng say
Chìm trong sáng tối đêm ngày mênh mông
Nơi cảnh giới trầm hương vắng lạnh
Hồn ngẩn ngơ lóng lánh trăng sao
Gió gầm điạ chấn lao xao
Muôn vàn thể phách lao đao hãi hùng
Cả hơi hám thê lương thảm thiết
Hồn trơ vơ không biết về đâu
Cô đơn lạc lối âm u
Mê man bất tỉnh hồi lâu ngỡ ngàng
Rồi hoảng hốt nhập hàng tử khí
Vùng không gian tê tái hoang vu
Bùi ngùi rớm lệ sững sờ
Hồn ơi, phiêu bạt bao giờ thì thôi?
Hồn dãy duạ ra ngoài tâm não
Hết đau thương sa đoạ xác thân
Ngoài vòng trí tưởng nhân gian
Ngao du khắp nẻo đằng vân biển hồ
Xác ai hút hồn vào bấn loạn
Ngấm dần trong thân phận điêu tàn
Thở ra sương trắng nồng nàn
Cho sơn hà biết muôn vàn khí âm
Xác quằn quại nỗi niềm tan rưã
Chẳng buồn sao thiên hạ hững hờ
Hồn cười man dại dưới trời
Kêu rên hoảng loạn chơi vơi não nề
Hồn linh thiêng không hề chết lặng
Giải Ngân Hà sáng láng vô biên
Yêu thương một khối còn nguyên
Hồn lià khỏi xác ưu phiền lià tan
Hồn thoát khỏi thân tàn điên dại
Hồn ra đi chẳng đoái hoài chi
Vi vu thông trúc thầm thì
Bình an thượng lộ sơn khê dặm trường!
cảm tác khi đọc thơ Hàn Mạc Tử : Hồn Lià Khỏi Xác
16.11.2012 Lu Hà
Linh Hồn Xa Lạ
Hồn ảo não lạy van tha thiết
Hồn thê lương bám diết tôi hoài
Đầy hương không dám ngậm cười
Mớm toàn ánh sáng bờ môi dãi dề
Tôi giả chết no nê vô hạn
Cười vang lên tủi hận mùi trăng
Thân gày phủ lớp bụi vàng
Hồn nhai ngấu nghiến bẽ bàng màu da
Thịt tê điếng u sầu rười rượi
Gió rợn rùng tới cõi vô biên
Tôi dìm hồn xuống vũng đen
Ánh trăng nhầy nhụa cơn điên hãi hùng
Hai chúng tôi não nùng thảm thiết
Rồi bay lên tới một hành tinh
Ngả nghiêng lăn lộn muôn hình
Gào lên rợn óc thất kinh Ngân Hà
Rồi lao xuống âm u điạ phủ
Hồn là ai tôi có nào hay
Dẫn hồn đi suốt đêm nay
Hồn càng mệt lả đoạ đầy xác tôi...!
cảm tác khi đọc thơ Hàn Mạc Tử: Hồn Là Ai
17.11.2012 Lu Hà
Theo tôi chết không phải là hết, linh hồn gồm các nguyên tử
nhẹ hơn không khí. Hồn sẽ vào những cảnh giới khác phù hợp với bản chất tính
tình thói quen khát vọng thèm muốn của mình khi mình còn sống. Những linh hồn
thăm ăn, tham uống thích nhậu nhoẹt, thích sát sinh hay thích nhục dục thỏa mãn
xác thịt sẽ rất khổ sở cùng với các chủng tử khác giống như mình trong 7 cảnh
giới mà các vị chân tu Ấn Độ đã khảng định. Hồn phải được siêu thoát để đầu
thai vào kiếp sau chứ cứ loanh quanh nuối tiếc khổ đau, căm thù sân hận trong cảnh
giới của mình thật là tội nghiệp. Còn trí là do con người ta lúc sống tu dưỡng
học tập và trải qua nhiều kinh nghiệm mà tạo thành. Con người ta sẽ dùng trí tuệ
của mình để sáng tạo khoa học, hay làm thơ và viết văn. Thế giới quan, vũ trụ
quan, nhân sinh quan của tôi hoàn toàn khác với cụ Nguyễn Du. Theo cụ:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh
cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài“
Còn tôi thì:
“Tâm với tài tuy hai là một
“Tâm với tài tuy hai là một
Tài với tâm tưởng một hóa hai
Phải đâu ghét bỏ nhau hoài
Vì không khéo giữ trần ai hãi hùng
Bởi xã hội lạnh lùng giáo huấn
Cứng nhắc thành lận đận khổ đau
Thuận tình có trước có sau
Tâm tài bồi trợ vàng thau rạch ròi
Này quan nha bọ giòi đỉa đói
Hút máu người quen thói sai ngoa
Chất chồng nghiệp chướng gây ra
Buôn son bán phấn ác ma cường quyền
Từng đêm trắng gom liền thành truyện
Chẳng dông dài tùy tiện viết ra
Mong người thiên hạ gần xa
Công tâm suy xét mới là tao nhân.”
Tài theo tôi tài là trí, tâm là chân
thiện mỹ, hiếu hòa vị tha. Tâm Phật là tâm cao cả nhất nên noi theo. Tâm tài luôn
bên cạnh nhau bồi trợ cho nhau. Có tâm mà không có trí thì chả làm nên việc gì
cả. Có trí mà không có tâm thì cái trí đó sẽ lạc vào đường ma chướng tà đạo mà
thôi. Trong lịch sử loài người đã chứng minh sự xuống dốc tàn phá của nền văn
minh Ai Cập đã một thời huy hoàng rực rỡ bởi các kim tự tháp. Rồi lại tàn tạ bởi
vì các giáo sĩ ma quái phù thủy lắm pháp thuật để tỏ cái trí của mình mà thiếu
cái tâm chính đạo, chỉ thích sống xa hoa
hưởng thụ vật chất, cám rỗ xác thịt mà tự hủy hoại mình
19.11.2019 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét