Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Bàn Luận Vài Nét Về Thơ Xuân Diệu

Tương Tư Vương Vấn

Xôn xao ngây ngất nắng trào
Chập chờn hoa lá bướm đào vờn quanh
Ngẩn ngơ trái mọng vườn xanh
Nụ cười chan chưá chân thành ban mai


Đêm qua trằn trọc canh dài
Sáng nay thổn thức mãi hoài hồn thơ
Đào nguyên lạc lối bơ vơ
Thuyền tôi mất lái bến bờ nào đây...?

Ưu phiền lưu lạc đắng cay
Bỗng đâu trước cưả đắm say hương tình
Trúc xinh em mọc bên đình
Cầm ca xao xuyến chúng mình chiêm bao

Trôi theo cảm xúc nôn nao
Trong sương ngư phủ nghẹn ngào mờ xa
Đố ai với được trăng ngà
Tình yêu hiểu được bóng tà hoàng hôn..

Dầm chân biển cát sóng cồn
Thương đời xa mạc bồn chồn khát khao
Tôi còn khờ dại ngu ngơ
Trắng tinh tờ giấy tôn thờ em ơi!

Dạm trường ai vẽ xa xôi
Phiến sầu biền biệt chân trời biển khơi
Nhạc vàng thánh thót chơi vơi
Tương tư vương vấn nào nơi chốn về...!

thơ cảm tác khi đọc bài" Vì Sao" cuả Xuân Diệu
25.9.2012 Lu Hà


Nguyên tác thơ Xuân Diệu:

Vì Sao
Tác Giả: Xuân Diệu

Bữa trước, riêng hai dưới nắng đào,
Nhìn tôi cô muốn hỏi "vì sao?"
Khi tôi đến kiếm trên môi đẹp
Một thoáng cười yêu thỏa khát khao.

- Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên,
Tôi đã đày thân giữa xứ phiền,
Không thể vô tình qua trước cửa,
Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên?

Ai đem phân chất một mùi hương
Hay bản cầm ca! Tôi chỉ thương,
Chỉ lặng chuồi theo giòng cảm xúc,
Như thuyền ngư phủ lạc trong sương.

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhẹ nhẹ, gió hiu hiu...

Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa,
Cho tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay; - thế cũng vừa.

Rồi một ngày mai, tôi sẽ đi
Vì sao, ai nỡ hỏi làm chi!
Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá,
Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì.

Nhận xét:

Xuân Diệu cả đời hình như làm được 165 bài thơ tình viết trước hay sau khi theo cách mạng, có thể nói đáng gọi là thơ. Nhưng tôi không thích thơ ông Xuân Diệu, vì khô khan đơn điệu tẻ nhạt rỗng tuyếch, tuy có bài thuổng theo thơ Pháp có ý tưởng tượng siêu hình học nhưng dăm ba chữ thôi. Với trí tuệ cảnh giới tâm linh của tôi thật thà chỉ thích thơ Tản Đà, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Hồ Dzech, Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng v. v... Nhưng bài thơ nào cuả ông Xuân Diệu tôi cũng bắt buộc phải đọc, nghiên cứu hết không bỏ xót bài nào cũng như từng bản nhạc của Trịnh Công Sơn vậy. Những bài thơ Xuân Diệu làm mà thiên hạ nức nở khen hay tôi đều cảm hứng ra thơ theo tâm trạng của tôi, tôi có ý viết lại theo cảm xúc của riêng tôi. Tất nhiên là các thể thơ khác với Xuân Diệu, nếu viết cùng thể thành ra tôi mang tiếng là kẻ hãm tài nhai lại chữ của người khác, nhai lại thể loại. Tâm hồn tôi vốn dĩ dồi dào, đặc biệt là rất dâm dê nhưng không trụy lạc. Chính xác là 21 bài.

 Đáng tiếc 165 bài thơ có thể đáng gọi là thơ lại tự chính tay Xuân Diệu đốt đi, tự phỉ nhổ thơ mình để chuyên sâu vào làm thơ ca ngợi đảng và ông bác Hồ gì đó.

Theo tôi đã là người quân tử chính danh thì phải là người nhất ngôn cửu đỉnh tứ mã nan truy. Nghĩa là lời mình nói ra, viết ra phải có giá trị nặng như 9 cái đỉnh tức là 9 cái lư hương đúc bằng đồng mỗi cái nặng chừng 200 cân. Nói ra viết ra cái gì phải  phải giữ chữ tín, phải có suy nghĩ và có lòng tự sỉ của kẻ liêm sĩ. Nếu anh tuột miệng nói ra viết ra thì đến con ngựa tứ tức ngựa xích thố đuổi không kịp và đừng hy vọng lấy lại. Vậy ông Xuân Diệu tự đốt đi tập thơ của mình khoảng 165 bài và thề thốt trước Đảng kỷ là nó không còn có giá trị gì cả.

Vậy cớ làm sao mà thời miền Nam cộng hoà vì thiếu người hùng tài văn lược hay sao mà còn mang in ấn còn cho vào trương trình giáo dục đào tạo có phải cũng là phường kém tài hớt cái váng thừa người ta thải ra hay sao? Một người có tâm hồn thi sĩ mà tiền hậu bất nhất lươn lẹo như thế hỏi có xứng đáng là nhà thơ của dân tộc không? Và nếu ta đi sâu nghiên cứu phân thích 165 bài thơ của anh chàng Xuân Diệu mới thấy ra những cái vô lý tăm tối kém hiểu biết của Xuân Diệu vì thuổng quá nhiều thơ Pháp mà không dám viết là thơ cảm tác cứ làm như mình tự nghĩ ra để lưà phỉnh người Việt Nam. Miền Nam nghe nói là chế độ tự do sáng tác, không có văn thi nhân nào đủ tầm hiểu hết ruột gan Xuân Diệu hay sao? Nghe nói còn có thơ mà các trường đại học ở Mỹ cho vào truơng trình giảng dạy kia mà? Vì thơ nói đúng tâm trạng chán ghét chiến tranh yêu hòa bình công lý tự do bác ái của nhân loại.

Thơ Xuân Diệu đọc tối nghiã và khó hiểu, có thể vi ngày xưa ông học trường Tây theo lối tượng trưng cuả Pháp nhưng với ngôn ngữ Việt Nam thì lại thiếu tính thiếu logich, toàn bài các cung đoạn rời rạc không theo một khối thống nhất. Tôi cũng đọc thơ Pháp đúng ra là ngụ ngôn dịch ra và in bằng tiếng Đức cuả La Fontaine là người làm thơ theo lối ẩn dụ mà ông Xuân Diệu có thể đã học được, để viết ra bằng ngôn ngữ Việt Nam, loại thơ 8 chữ và 7 chữ có trong 165 bài thơ cuả ông ta, thấy đăng trên google chia làm 6 cột, mỗi cột 30 bài. Riêng cột thứ 6 chỉ có 15 bài?

Thơ La Fontaine là một loại thơ chuyên mượn loài vật và đồ vật để miêu tả tính cách, tâm trạng cuả con người như: "Bưã nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm" mà ông Xuân Diệu đã học mót và  viết như trong bài "Cảm Xúc"

Đọc thơ cuả La Fonaine nhưng tôi cứ như nước đổ đầu vịt vì chẳng có cảm xúc gì lắm,  vì chữ Đức với tôi mông lung quá, chỉ hiểu qua đại ý thôi, cứ phải lần mò tìm ý nghiã rất mệt mỏi. Nếu tôi là người Pháp thì là nhẽ khác nhưng là người Việt thì vốn ngoại ngữ cuả mình không thể thẩm thấu được đâu. Theo tôi là người Việt Nam nên làm thơ cho người Việt hiểu, tôi có may mắn đã có có bậc đàn anh đi trước phát quang mở lối dẫn đường như Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Tản Đà, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương, Hồ Dzech v. v...

Tôi rất hứng thú với thơ của người Tàu đời nhà Đường, tuy viết bằng chữ Hán nhưng luật bằng trắc rất nghiêm chỉnh như thơ chữ Nôm của ta. Kể cũng lạ thời đó nước Tàu chỉ có 50 triệu dân mà lắm thi tài như vậy? Bây giờ hơn tỷ dân mà chẳng còn mấy ai đủ tầm vóc như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy….

Theo tôi thơ dịch là loại thơ chán nhất, một bài thơ gốc khi chuyển sang tiếng nước khác chỉ còn giá trị một phần mười thôi như từ Pháp- Nga- Đức- Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Chỉ trừ thơ Tàu viết bằng chữ Hán ra tiếng Việt. Đọc những bài thơ dịch cuả Tản Đà còn hay hơn cả bản gốc.

Theo tôi Xuân Diệu mang tiếng làm thơ tình, mà đã là tình thì phải có cảm giác nam nữ ân ái nhưng Xuân Diệu không làm được điều đó như các bạn cuả ông thời đó. Thơ tình Xuân Diệu rất khô khan, may thay cũng có bài này làm tôi chú ý đúng là có tình yêu nam nữ thật và tôi cảm tác thành thơ lục bát.

 Xuân Diệu cố gắng gọt giũa trau truốt cho vần theo một kho từ vựng nhất định mà anh chàng tích trữ được nhưng chỉ mới có ở dạng thơ 8 chữ thông thường và 7 chữ theo lối mới có nguồn gốc từ tứ tuyệt. Lục bát dăm ba bài đa số là lạc vần. Tại sao thơ tình cuả Xuân Diệu khô khan? Bởi vì theo tôi anh chàng không có cảm giác với đàn bà? Nói toạc ra có thể là người bị liệt dương, liệt kháng hay là loại đồng cô đồng bóng nặng, ngày nay người ta gọi là Pêđê hay con bóng gì đó ưỡn ẹo nam chẳng ra nam nữ chẳng ra nữ mà làm thơ tình thì khó xơi lắm.

Tôi vô tình đọc và nghe bài hát cuả anh chàng nhạc sĩ Ngô Càn Chiếu, tuy là một bài hát nhưng viết cũng rất thơ theo âm điệu cuả thơ, nỗi nhớ cuả chàng nhạc sĩ với cô nàng nào đó hay cô nàng đó nhớ lại chàng cũng rất lâm ly chan chưá ân tình. Theo tôi nghe anh chàng này hát cũng thấy mủi lòng xúc động hay hay ra phết. Giá như được mô cô ca sĩ nào đó rên rỉ hát mà nghe mới sướng:

 Tiện thể thôi cũng chép ra luôn, và theo tôi cứ như anh chàng Ngô Càn Chiếu này hoá ra còn tình tứ hơn ông Xuân Diệu nổi tiếng là thi sĩ trong gì đó trong giới văn sĩ Bắc Hà mà anh chàng thợ sắp chữ Hoài Thanh ưu ái, ưu tiên ghi nhận những 15 bài trong cuốn thi nhân Việt Nam dở dở ương ương cuả mình. Còn cô Ngân Giang tài năng xuất chúng như vậy thì lại lờ đi, coi như không có nữ thi sĩ này tồn tại trên đời.


Khi Nỗi Nhớ

Khi nỗi nhớ đang dâng cao vời vợi
Như chiều buồn thổn thức nhớ mây xa
Trao cánh gió bao thương yêu ngập trời
Về nơi xa mang tia nắng chan hòa
Khi nỗi nhớ đang dâng cao ngàn lời
Theo cơn sầu, thương câu hát mặn mà

Còn lại đây là mênh mông nỗi nhớ
Ngàn quạnh hiu miên man giấc ơ thờ
Cho cô liêu kết lên bao lời thơ
Cho đau thương đang tả tơi mộng mơ
Ngày buồn tênh bao nỗi mong chờ

Khi nỗi nhớ đang dâng cao ngập hồn
Theo ngàn lời nức nở như khôn nguôi
Bao vương vấn theo con tim dập dồn
Chờ mong ai trong khắc khoải không rời
Khi nỗi nhớ đang dâng cao chập chùng
Mong ai về ru ấm khúc muôn đời

26-11-2010 Ngô Càn Chiếu

Chào Anh Ngô Càn Chiếu. Tôi rất thích nghe anh tự sáng tác rồi tự hát luôn. Rất tự lực cánh sinh mà không tìm cô ca sĩ nào hát cho mới là độc đáo.
Nhạc Anh viết hay theo nhịp điệu cuả thơ. Tôi sẽ thử cảm tác ra thơ lục bát hay các thể loại khác theo lối thơ chính quy như song thất lục bát hay thơ 7 chữ theo lối hành văn cuả thơ tứ tuyệt. Chúc Anh vui tươi giàu cảm xúc sáng tác và hãy hát lên và tôi sẽ lắng nghe chiêm nghiệm thưởng thức.


Mịt Mờ Sương Rơi!
cảm tác khi nghe nhạc Ngô Càn Chiếu: Khi Nỗi Nhớ

Trong lòng tôi lại nhớ ai
Chiều buồn thổn thức canh dài đêm thâu
Sáng ra tỉnh dậy âu sầu
Gối chăn xô lệch bể dâu đoạn trường...

Ngập trời mây gió yêu thương
Đòi cơn khát vọng quê hương mặn mà
Miên man cánh bướm la đà
Đau thương tơi tả cây đa lá vàng...

Bồn chồn ngọn sóng triều dâng
Tiếng hồn nức nở dở dang lỡ làng
Vấn vương theo bước bẽ bàng
Thời gian cách trở bóng chàng xa xôi...

Chờ mong khắc khoải bồi hồi
Trùng dương xanh thẳm chơi vơi bến bờ
Thuyền tình em dạt ngả nào
Từng thu heo hắt mịt mờ sương rơi!

25.9.2012 Lu Hà


Hôm nay nói chuyện với một cô văn sĩ  tên là Thao Tran cứ ca ngợi thơ Xuân Diệu hay hết lời trên khung chat. Cô ta ca ngợi thơ Hữu Thỉnh và Du Tử Lê và hỏi tôi có biết họ không? Tôi trả lời Du Tử Lê gì đó là thi sĩ nghe nói nổi tiểng thời miền Nam cộng hòa thì phải. Cũng có một lần đọc một bài thơ ông ta thơ 8 chữ, còn ngoài ra không biết nhiều. Còn Hữu Thỉnh là chủ tịch hội nhà văn Việt Nam chứ gì? Chưa hề đọc, thơ hay cũng mặc xác ông ta để thiên hạ đọc. Cộng sản làm gì có tâm hồn trái tim mà thơ với phú.
Có lần thấy tấm hình ông ta chụp với nhà thơ rỏm Hoàng QuangThuận, vì nghe Thuận được Vua Trần báo mộng mà một đêm tỉnh dậy viết tập thơ Trúc Lâm Yên Tử gì đó, còn in tập sách nặng 3 tạ. Cô ta nhận là bạn với nữ thi sĩ Mai Hoài Thu. Cô ta muốn chat video với tôi, muốn nghe giọng tôi nói. Tôi cứ thoái thác và nghĩ bụng: Chat video để làm gì để tâm sự chân tình hay để cãi nhau?

Cô ta bảo tôi cứ viết bài bình luận thơ Mai Hoài Thu hay và cả thơ tôi nữa thường thôi, tôi chỉ giỏi làm thơ trào phúng, thơ đả kích là hay. Tôi bảo: Em nhầm to rồi, thơ trâm biếm là thơ đặt cọc thứ thơ hạng hai hạng ba của anh. Còn thơ tình mới là từ tâm hồn trái tim mẫn cảm anh. Một cô gái xinh đẹp có giọng hát hay cũng làm các tế bào, giác quan anh nhộn nhạo thú cảm mà cảm xúc ra thơ. Còn các cô thân hữu hay tâm sự hay chat mà làm thơ về cô ta thì nhiều vô kể.

Những thần tượng của em như Xuân Diệu, Trịnh Công Sơn anh đã nhấn xuống bùn đen từ lâu rồi. Em không đủ sức cứu họ đâu. Hãy tự liệu sức mình. Còn ông Hữu Thỉnh gì đó anh chưa sờ gáy và cũng không muốn quan tâm. Cô ta hỏi có thân với triết gia Paul Nguyễn Hoàng Đức không? Tôi bảo anh em quen nhau trên facebook thôi và cả hai mến nhau ngưỡng mộ nhau vì nhìn thấy cái tài và tấm lòng chân thực của nhau.

Tôi phải ôm bụng mà cười, cô văn sĩ này khen tôi làm thơ đấu tranh châm biếm trào lộng hay vì cô ta chỉ biết 1 mà không biết 10, nhìn đời bằng 1 con mắt và nửa bộ não. Vì sao? Vì làm thơ đấu tranh châm biếm anh ta phải có một nền học vấn, phải hiểu lịch sử Việt Nam và thế giới, tinh hoa cổ học, phải có kiến thức tôn giáo, triết học, tâm lý xã hội, thần học v. v… Khá bề bộn phức tạp phải có tấm lòng với tổ quốc đồng bào và kỹ năng gieo vần nghệ thuật thơ. Còn thơ tình nói thật là thứ thơ thập cẩm. Này nhé tình của anh Chí Phèo với cô thị Nở nhờ bát cháo hành, mà có đứa con sinh ra ở lò gạch. Giai cấp Chí Phèo Thị Nở thì đông nên họ khen hay thế thôi.
Còn giới thượng lưu qúy phái như Đường Minh Hoàng và Dương Qúy Phi, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Tản Đà thì có thơ của qúy phái thơ vương đạo. Giới này đếm trên đầu ngón tay.

Cô ta với trình độ kiến văn của mình chỉ cảm thấy thế mà thôi:  Cô ta bảo anh trai ơi, đừng hồ đồ mà chụp mũ cả em vào nhé. Thơ họ hay em muốn dở cũng không được, thơ họ dở em muốn hay cũng không được. Thế thì căn cứ vào đâu cô ta dám bảo hơn 5 0 0 0 ( hơn 5 ngàn) bài thơ tình của tôi là thường thôi? Cả Mai Hoài Thu nữa cũng thường thôi. Tôi chỉ làm thơ đả kích là giỏi. Với trình độ cô ta đứng vào hàng Chí Phèo Thị Nở thì Chí Phèo Thị Nở là vĩ đại. Đứng hàng ngũ trung lưu thì bao la vô cùng. Còn đứng vào hàng thánh nhân, hiền nhân, tao nhân mạc khách kiểu trúc lâm thất hiền đời nhà Tấn có lẽ chưa đạt. Tất nhiên với số lương lớn như vậy những vần điệu sẽ nhiều bài trùng lập nhau. Nhưng phải xét cụm từ này dùng trong bài thơ năm ngoái và bài thơ mới năm nay có hợp lý không?

Tôi chẳng tự khen thơ tôi hay mà tôi làm là để lại cho hậu thế nếu khi tôi trở về quê hương vĩnh hằng. Hiện tai ai khen ai chê tôi bỏ ngoài tai.

Còn đám Hoàng Quang Thuận hay Vũ Khiêu và tay Xuân dám sửa truyện Kiều thì tôi lên án liền. Ngày xưa Xuân Diệu công kích anh Hàn Mạc Tử là thơ điên dại thơ ma quái bệnh tật và cả đám văn sĩ bắc Hà nhao nhao ủng hộ Xuân Diệu. Tôi là kẻ sinh sau đẻ muộn nghiên cứu lại mới thấy chính Hàn Mạc Tử mới là thiên tài thơ, còn Xuân Diệu là loại hạ lưu uế xú. Nếu tôi không viết ra thì thiên hạ vẫn u mê lầm tưởng hoài hoài. Vẫn ngộ nhận con cóc ghẻ là con công. Bậc tiền bối có Bùi Giáng, Phùng Cung, Nguyễn Chí Thiện v. v… hiểu bút pháp tài năng Xuân Diệu nhưng các vị đó không có khả năng viết thành luận văn mà phải chờ đến vạn bối Lu Hà này sinh ra và lớn lên nghiền ngẫm lại thơ Xuân Diệu mà viết thay cho các Cụ.

Hình như hàng triệu người Việt Nam thích thơ Xuân Diệu, có thể do tuyên truyền và thời đó ít người viết ra được như ông? Trừ cụ Bùi Giáng thì mắng thẳng cẳng: Mẹ thằng Xuân Diệu toàn làm thơ đểu bíp dân Việt Nam ta. Nguyễn Chí Thiện và Phùng Cung cũng chê thơ Xuân Diệu viết rất kém. Thì ra chỉ các bậc tao nhân có tâm hồn trí tuệ cao hơn Xuân Diệu mới hiểu cách viết của Xuân Diệu chăng? Còn hàng triệu người Việt Nam với cảm xúc èo uột manh mún cỏn con háo danh a dua thì mới thích thơ Xuân Diệu. Theo tôi định gía bài thơ phải là lời của các thi sĩ kỳ cựu, các học gỉa hiền nhân lỗi lạc chứ không thể lấy số đông quần chúng a dua mù tịt về thơ ra định giá. Chuyện về thơ không thể vú cả lấp miệng, lấy thịt đè người hay tính điểm số like được. Không thể ngộ nhân hàng triệu con ruồi trên đĩa phân tươi mà so sánh chê bai một đĩa đào tiên thơm tho tinh khiết để trên bàn được, nhìn qua trống trơn sạch sẽ. Người Việt ta phần lớn bị nhồi sọ ngu dai thành vô cảm, trí tuệ kém . Nên câu hữu xạ tự nhiên hương không thể áp dụng được. Mà phải có người dám viết ra phân tích tính cách người Việt háo danh và hay kèn cựa, nâng bi tâng bốc kẻ bất tài không xứng đáng là thần tượng.

Theo tôi thơ Xuân Diệu khô khan tắc tị vần vè tối nghĩa chứ không lãng mạn si tình chan chứa dục tính.

Vì Xuân Diệu đã viết loại thơ mới 7 chữ, nên tôi không thích cảm ứng ra 7 chữ như ông mà viết sang thể khác. Hôm nay bỗng nổi hứng viết thơ song thất lục bát.


Ngộ Nhận Tình Yêu
cảm ứng khi đọc thơ Xuân Diệu: Vì Sao

Có thế đó bình minh nắng chói
Dưới gốc đào le lói xôn xao
Bướm say lảo đảo nôn nao
Hồn hoa giãy giụa nghẹn ngào ly tao

Ngày giáp mặt khát khao chẳng nói
Tự giam cầm muốn hỏi người ơi!
Tim tôi se sắt chơi vơi
Cô đơn thổn thức tả tơi phũ phàng

Thôi đành vậy bẽ bàng duyên phận
Sợi tơ lòng tủi hận xót xa
Theo dòng cảm ngộ sa đà
Vì sao cách trở lân la cố gần?

Ai cắt nghĩa phân trần dễ hiểu
Chữ ái tình huyền diệu thiết tha
Heo may leo lắt dương tà
Mây đen ập xuống bóng ma chập chờn

Chiều hoang vắng giận hờn thui thủi
Buớc chân đi buồn tủi trần gian
Phân chia đẳng cấp bần hàn
Giàu sang cay đắng ứa tràn lệ mi

Nghe nức nở thầm thì oanh yến
Ai vì ai dâng hiến thân mình
Trúc mai thầm nhủ dáng hình
Cây rung hạt lệ thần linh cảm sầu…!

9.11.2017 Lu Hà

Tôi thấy trên thế giới này không có một dân tộc khổ hạnh long đong lật đật như dân tộc Việt Nam. Họ không hề được hưởng thụ cái vẻ đẹp văn hóa tinh thần chân thiện mỹ khai phóng mã thượng. Họ sẽ mòn mỏi dần mòn mà tự bị hủy diệt mất thôi. Lúc nào cũng háo danh ganh đua, giới dân ngu cu đen thì thôi chả thể cứu nổi linh hồn họ bị ma qủy ám. Nhưng giới văn thi nhân cũng thế nào ấy, cũng khó chơi lắm.

Cô văn sĩ nọ cứ khen nức nở ông Hữu Thỉnh cha ky chú kiết nào đó làm thơ hay triết lý lãng mạn, nhưng Lu Hà tôi có mặt trên facebook này gần chục năm nay mà chả bao giờ thấy ai đăng thơ Hữu Thỉnh. Có lẽ ông Thỉnh cũng vào loại vắt cổ chày ra nước bóp nặn mãi  may ra cũng són ra hai ba chục bài thơ để lên bàn thờ tổ cúng vái tổ tiên mãi thành ra mốc xì ra chả ai biết đến. Hữu Thỉnh là văn nhân sao không lên facebook mà học tập bác Paul Nguyễn Hoàng Đức hàng ngày đăng văn thơ mình lên cho mọi người thưởng lãm? Vậy Hữu Thỉnh là thứ hạng hèn sĩ chứ qúy hóa gì. Đúng ra là anh ta phải biết xử dụng facebook là mạng thông tin đại chúng toàn cầu. Là nhà văn phải tự là tấm gương cho thanh thiếu niên, nếu không muốn là bút nô, trọn kiếp nô tài công bộc cho chế độ.
Liệu Hữu Thỉnh gì đó có viết Blogs không? Có đăng thơ văn mình lên blog hay chỉ xin tiền công qũy in văn thơ rồi để mốc xì ra, co ro trên gía sách? Còn Du Tử Lê, hay thi sĩ A thi sĩ B gì đó? Mình ngưỡng mộ người ta thì mình nên đăng thơ người ta lên cho mọi người biết chứ.

Cô ta hỏi tôi? Anh đã in thơ chưa? Tôi chả lời chưa và không cần thiết.
Vì in vay tiền ngân hàng, có khi mắc nợ, và lo bán thành ra mất thời gian sáng tác. Nhưng anh làm nhiều blogs đăng tràn làn hoặc gửi tặng bạn bè cái file thơ văn. Nếu anh chả may chết đi thì bạn bè giữ bản quyền và gi cho nhiều người.

Anh tính toán hết cả rồi, một khi anh có về quê hương vĩnh hằng thì tụi cá tra bất tài muốn chôm trỉa thơ văn anh cũng sẽ rất khó khăn.

Còn em chắc rất đắc ý là viết văn hồi ký và đã có thành sách bày bán. Anh không nghĩ như em. Nếu thừa tiền thì in cũng tốt. Cái chính là truyền tải đến hàng vạn người. Lạy Chúa cho con được sinh đúng thời đại công nghệ thông tin và con sống thoải mái nhẹ nhàng qúa, chẳng lo toan quái gì cho cái hư danh.

Trên facebook số người đăng thơ văn qúa ít. Chủ yếu là các comment em xinh, em đẹp, mông to vú nở. Comment tán tỉnh hươu vuợn hay cãi nhau chí choé chửi tục viết bậy. Có người viết bài cho đọc thì đố kỵ hằn học sao mày dám viết bài mày phải ngu lâu ngu dai như chúng tao mới là có tinh thần tập thể. Mày muốn khoe khoang tỏ ra hơn chúng tao, muốn thể hiện mình, đ. m mày.

10.11.2017 Lu Hà










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét