Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Luận Bàn Phê Bình Văn Học Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức



- Paul Nguyễn Hoàng Đức:

“Rồi chưa viết nổi tiểu thuyết, thấy thế giới nói “tiểu thuyết đã chết”, thế là ào ào nói theo: Tiểu thuyết đã chết! Rồi thấy thế giới bảo: “phản lý trí”, thì cũng đua nhau nói phản lý trí. Than ôi, chúng ta đã từng có nhiều lý tri đâu mà đòi phản nó. Như các nhà mỹ học nói: “Chỉ khi nào ta dứt áo rời khỏi nhà thì mới có lúc tận hưởng giờ phút trở về”. Thiếu lý trí, chỉ sống duy cảm, vậy mà nghe người khác nói “phản lý trí” thì cũng ùa theo nói: Lý trí đã chết, và:
Lý luận thì mầu xám

Cây đời mãi mãi xanh tươi.
Thực ra nhiều người nói thế, để khoả lấp, để xuê xoa, để nuốt chửng vấn đề người ta chưa từng sống lý trí. Triết gia Socrate cho rằng: “Không có một biến cố nào tai hại cho một con người cho bằng nó thù ghét lý luận”. Thù ghét lý luận là thù ghét cái cao nhất của nhận thức. Chính điều này cũng đã được thể hiện qua các sinh hoạt chính trị cao nhất của nước nhà rằng: Các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, và các cơ quan ngôn luận, cần phải nêu cao, tăng cường hơn về lý luận.
Thấy người ta diễn kịch, mình cũng diễn kịch, thấy người ta đóng phim mình cũng đóng phim. Nhưng người ta đóng như thật, còn ta đóng phim sợ người xem khi xem không biết mình là diễn viêm, nên đóng phải “lộ đuôi” là đang diễn. Than ôi!
Thấy người ta, viết thơ, viết truyện ngắn, viết tiểu thuyết thì cũng bắt chước, nhưng than ôi, người ta thể hiện những nội dung sống trong tác phẩm của mình, còn ta ngoáy, bới, ám thị hết trò nọ đến trò kia. Mong được nổi tiếng như “diễn viên” nhà thơ, nhà văn.
Thấy người ta đỗ tiến sĩ ngành nọ ngành kia, ta cũng đua nhau làm bằng tiến sĩ. Làm tiến sĩ mà không viết nổi một tiểu luận về chuyên ngành mình nghiên cứu thì làm làm gì?
Thấy người ta làm lý luận, thì ta không chịu làm, vì chỉ quen “dễ làm khó bỏ”. Thêm nữa làm lý luận phê bình thì chỉ khen người này chê người khác, khen hay chê cũng chỉ cho người, như vậy lòng ích kỷ của ta không được mân mê nắn bóp nên không làm. Nhưng không làm, thì không phải kẻ khác được làm, mà phải bị ra sức chê bai đố kỵ: sao chẳng có ai chịu làm lý luận phê bình? Không có nước làm sao có cá? Mỗi cá nhân còn không trau dồi trong đầu lý trí cho phê bình, thì làm sao có thể nói chẳng có con cá voi phê bình nào bơi cả? Phê bình là gì? Là phán xét, là phân đẳng cấp, kẻ cao - người thấp. Nhưng tự thân cảm thấy mình thấp bé, cũng tất nhiên thôi vì con người không trau dồi lý trí làm sao lớn được, nên loại bỏ lý luận phê bình ra khỏi đời sống văn nghệ, để ù xọe, ai cũng như ai, “xấu đều còn hơn tốt lỏi”, cho dễ chui lủi, và dễ sống.“



-Lu Hà:

Theo tớ lý luận phê bình văn học cực kỳ khó. Không nên có trường đào tạo phê bình văn học. Bởi vì theo tiêu chí nào mà anh đào tạo? Anh không thể lấy chủ nghĩa Mác Lê, Mao Trạch Đông hay cái gọi là đấu tranh giai cấp, không thể lấy cái đề cương văn hóa của ông Truờng Chinh ra để học tập. Bới vì chính ông Trường Chinh không hiểu gì về văn học. Ngày xưa có ông Hoài Thanh chỉ là công nhân sắp chữ cho một nhà máy in. Ông ấy đọc nhiều nên mới có một chút vốn liếng kiến thức làng nhàng. Bản thân Hoài Thanh không biết làm thơ mà lại phê bình về thơ.
Nên Hoài Thanh còn nặng về cảm tính cá nhân èo uột ù xoẹ khen chê dấp dính. Có người cả đời chỉ làm một hai bài thơ cắc ké Hoài Thanh cũng đưa vào cuốn thi nhân Việt Nam. Tất nhiên những người làm thơ nổi tiếng như Tản Đà, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử chả cần Hoài Thanh nhắc đến thiên hạ cũng biết cả rồi. Anh chàng Xuân Diệu chỉ là người đồng tính luyến ái thì Hoài Thanh gọi là Hoàng Tử ái tình, do cảm tình cá nhân nên Hoài Thanh cố tình đưa 5 hay 6 bài thơ hạng trung bình của Xuân Diệu vào tác phẩm của mình. Trong khi nữ sĩ Ngân Giang là một nữ thi sĩ uyên bác sáng tác ra hàng trăm bài thơ. Khi bình giảng thơ Ngân Giang mà chính giáo sư Đông Hồ phải đột qụy nghẹn thở vì qúa xúc động.

Hiện nay có người bình thơ khá nổi tiếng ở nước ngoài như Bà Thụy Khê viết rất hay, trung thực gìau cảm xúc khi viết bài bình về thơ của nhóm tự lực văn đoàn hay nhân văn giai phẩm. Không biết Bà Thụy Khê có làm nhiều thơ không?

Theo tôi nếu kiến văn trình độ kém không nên bình thơ, toàn bình lung tung chủ quan phiến diện nặng về thổi ống đu đủ, thích dùng từ đao to búa lớn mang tính thậm xưng nhiều. Tốt nhất theo ý kiến của tớ mục đích bình thơ không phải là đánh gía bài thơ đó hay hoặc dở khi trình độ mình còn kém.

Thơ ai làm ra thì chính người đó nên giãi bày bày tỏ tâm trạng mình khi viết bài thơ đó, cố gắng giảng giải ý nghĩa, không cần khen thơ mình hay.

Giống như con ai thì người ấy nuôi, chính cha mẹ phải hiểu rõ tính cách con mình. Không cần nhờ hàng xóm nhận xét bình phẩm về nó.

Ý tưởng này tương đối mới mẻ. Vì tâm lý các nhà thơ, tôi thích gọi là thi sĩ. Chữ nhà thơ quê quá, coi làm thơ như một thứ nghề nghiệp câu cơm vậy. Giống như nhạc sĩ Phạm Duy trong một bài hát. Nghệ thuật là gì? Là phải biết viết thối thành thơm trái với lòng mình. “ Quán Bên Đường“

Nụ Cười Đắng Cay
cảm hứng bài hát của Phạm Duy: Quán Bên Đường

Ngày xưa đó cùng chung lối xóm
Nhặt nắng vàng từng khóm khoai lang
Đôi ta chạy nhảy khắp làng
Đuổi chim bắt bướm lang thang biến đò

Em gày đét lò dò bím tóc
Anh trọc đầu thèm học chữ ta
Củ khoai tim tím mặn mà
Nghé răng cùng cắn chiều tà bóng mây

Bên quán lạnh ngất ngây ánh mắt
Má hồng xinh nắm chặt tay anh
Lặng người sắc phục màu xanh
Thân hình rắn chắc bộ hành qua đây

Em xúng xính vui vầy bánh bán
Bẹo hình hài ngày cạn tháng dài
Nhìn nhau thổn thức mãi hoài
Hỏi anh nghệ thuật bi ai não nùng

Dùng ngòi bút lạnh lùng câm điếc
Thối thành thơm nuối tiếc chi đời
Câu cơm giọt lệ tuôn rơi
Bánh em mời mọc nụ cười đắng cay…!

10.10.2017 Lu Hà

Tại sao có tình trạng thi sĩ hay gọi là nhà thơ làm ra bài thơ nào như cá nằm trên thớt? Chỉ biết chờ đợi sự lên tiếng của các nhà bình thơ. Mà các nhà bình thơ của ta theo tôi trình độ kém, bị nhồi sọ lý thuyết Mác Lê giáo điều qúa nhiều, còn chịu dưới sự giám sát chỉ đạo của ban tuyên giáo, công an văn hóa.

Nên có bình thì bình theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Người ta khen hay thì tất cả a dua khen hay, một bài thơ thực sự có gía trị nhân văn tâm lý xã hội lịch sử cao mà đánh giá dở thì tất cả đồng thanh dở.
Bản thân thi nhân không được phep viết bài phản biện tự bảo vệ mình, tự bày tỏ tâm trạng mình. Vì còn tâm lý hủ lậu. Mèo khen mèo dài đuôi. Từ đâu sinh ra cái trò phê bình và tự phê bình quái gở này ? Cái trò này chỉ có thể là quy định riệng của một tổ chức đảng, để có cớ đấu tố vùi dập một cá nhân nào đó. Cái trò mèo phê bình và tự phê bình không thể cho lan tràn bành trướng ra ngoài xã hội cả trong giới văn nghệ sĩ được. Vậy cái gọi là nhà bình thơ chỉ là ngụy tạo cho quyền đấu tố phê bình vùi dập cá nhân mà thôi. Điển hình như Hoài Thanh Xuân Diệu v.v… dưới sự chỉ đạo của Tố Hữu phê bình Trần Dần.

Chuyện phê bình văn học này tôi muốn hỏi ý kiến bác Paul. Hình như ở các nước dân chủ tư sản không có cái trò phê bình văn học thì phải. Nếu có chỉ là giới thiệu văn học. Cái gọi là phê bình văn học này là ý tưởng Lê Nin đưa ra lần đầu tiên ở Nga, sau này Stalin và Mao Trạch Đông hoan nghệnh. Mục đích các anh ấy không phải phê bình văn học cho các nhà thơ nhà văn viết hay hơn mà là biện pháp kiểm soát tư tưởng văn nghệ sĩ, không được tự do sáng tác trái với chủ trương đường lối cai trị của nhà nước độc tài.

Chính Trường Chinh khảng nhận văn học nghệ thuật là mục đích chính trị, là công cụ tuyên truyền hiệu qủa nhất. Từ đó mới sinh ra đội ngũ phê bình văn học. Muốn phê bình có ý kiến về văn học phải là những học giả triết gia sừng sỏ có hàng trăm tác phẩm. Chứ không thể biến các nhà phê bình thơ văn như con chó canh nhà của đảng. Ai viết trái ý đảng là nhảy chồm lên lồng lộn thơ văn không hay, phải viết thế này thế nọ mới hay và tự nhận mình học nhiều đọc nhiều trên hiểu thiên văn dưới tường địa lý . Anh muốn xây nhà tốt thì chính anh phải là kỹ sư xây dựng hay thợ nề lâu năm. Không thể lấy một anh chăn lợn nuôi gà sang bàn về kỹ thuật xây dựng được.

Tôi phải ôm bụng mà cười. Có một anh chàng nhạc sĩ nửa mùa thời miền Nam trước năm 1975 tên là Trịnh Công Sơn, tôi nghi là thuổng nhạc Pháp điền lời Việt vào, mục đích chính trị là phản chiến, làm thối chí quân đội miền Nam cộng hoà của hai nền đệ nhất đệ nhị cộng hoà. Nhạc Pháp hát theo nốt nhạc du dương trầm bổng nên người ta cảm thấy hay. Chứ lời Việt anh ấy viết tối nghĩa qúa.

Trịnh Công Sơn sợ lộ tẩy mới tuyên bố: Nhạc tôi làm ra xin các bạn đừng hỏi ý nghĩa từng câu từng chữ, tôi sẽ không trả lời mất công giảng giải. Vì tôi muốn thử trí thông minh của các bạn hiểu như thế nào?

Đó là cách chống chế ngụy biện của loại bất tài, cưỡng bức mọi người chỉ biết nghe và khen hay, một thủ đoạn ngu dân rất cộng sản. Mà chính Trịnh Công Sơn từng là mật vụ gián điệp hai ba mang. Từng được chính phủ lâm thời của mặt trận giải phóng miền Nam thăng hàm thiếu tá.

Theo tôi nếu ở Việt Nam còn có trường đào tạo đội ngũ phê bình văn học thì nên dẹp đi cho sớm chợ. Nên giải nghệ tìm nghề khác tử tế mà sinh nhai.
Bởi vì có đầu vào đâu mà có đầu ra?

Cái hội nhà văn ấy là cánh tay văn hóa trị của đảng. Hội chiêu nạp những thành phần bất hảo, chả có tác phẩm văn chương nào, một bài thơ nào cũng là hội viện. Hội nhà văn mở ra các lớp đào tạo phê bình văn học chỉ ú ớ hôị tề, chuyên làm nghề rình mò kiểm soát đỡ công việc cho ban tuyên giáo hay công an văn hóa, ngăn chặn những tác phẩm văn học có gía trị thì chê bủng chê beo không hay, tâng bốc những tác phẩm cóc nhái vớ vẩn để tiếp tục ngu dân. Triết gia nhà văn thi sĩ Paul Nguyễn Hoàng Đức nói đùa rằng: Hội ấp mái, một hội chuyên ấp trứng ung còn mơ mộng có gà con ra đời.

Chuyện phê bình văn học có thể do cá nhân nào đó tự học tự phát triển lên như Bà Thụy Khê ở Pháp chẳng hạn.

14.10.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét